'Tiễn Hợi đón Tý': Khúc biến tấu về hình tượng con giáp đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hình ảnh con giáp đầu tiên được các họa sỹ nhóm G39 Hà Nội thể hiện với nhiều nét cách điệu, biến hóa sinh động trong triển lãm “Tiễn Hợi đón Tý.”

 

Đây là năm thứ bảy liên tiếp nhóm G39 Hà Nội tổ chức triển lãm tranh Tết. (Ảnh: BTC)
Đây là năm thứ bảy liên tiếp nhóm G39 Hà Nội tổ chức triển lãm tranh Tết. (Ảnh: BTC)



Triển lãm “Tiễn Hợi đón Tý” sẽ giới thiệu tới công chúng những tác phẩm nhất thể hiện hình tượng con giáp đầu tiên của các họa sỹ nhóm G39: Lê Thiết Cương, Bình Nhi, Minh Châu, Hồng Phương, Nguyễn Minh…

Chương trình diễn ra từ ngày 15-20/1 tại Hà Nội. Đây là năm thứ bảy liên tiếp các họa sỹ nhóm G39 Hà Nội tổ chức triển lãm tranh con giáp chào năm mới.

Điểm mới của chương trình lần này là sự kết hợp của hội họa và âm nhạc trong không gian trưng bày. “Rock trong phòng triển lãm” sẽ tạo nên bầu không khí sôi động, náo nhiệt cho “Tiễn Hợi đón Tý.”

Ngoài tranh vẽ (chất liệu tổng hợp, sơn dầu, sơn mài, bột màu, giấy dó, acrylic…), triển lãm còn có các tác phẩm gốm (với họa tiết trang trí hình con chuột). Ở đó, hình ảnh con giáp đầu tiên trong 12 con giáp được thể hiện với nhiều nét cách điệu, biến hóa sinh động.

Bên cạnh đó, triển lãm còn giới thiệu tới công chúng nhiều tác phẩm tranh phong cảnh, tĩnh vật… của các họa sỹ thuộc nhóm G39 Hà Nội.


 

Họa sỹ Lê Thiết Cương tiếp tục hành trình sáng tạo với phong cách tối giản. (Ảnh: BTC)
Họa sỹ Lê Thiết Cương tiếp tục hành trình sáng tạo với phong cách tối giản. (Ảnh: BTC)



Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, các tác giả thuộc thế hệ họa sỹ thành danh từ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là những người đầu tiên theo đuổi dòng tranh con giáp.

Các nghệ sỹ đương đại đã nối dài hành trình này bằng những sáng tạo riêng, tạo cho tranh con giáp một diện mạo mới, khác lạ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc vẽ tranh con giáp thu hút khá đông họa sỹ trẻ tham gia. Các họa sỹ Việt đã hình thành nên một truyền thống vẽ tranh Tết, tranh con giáp. Các họa sỹ vẽ theo nhiều phong cách khác nhau (hiện thực, trừu tượng, biểu hiện…) trên nhiều loại chất liệu khác nhau.

Hình ảnh một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:


 

 
 

 
 
 
 

Theo P. Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.