Tiêm vắc-xin Covid-19 không nhận bất kỳ chi phí nào, kể cả tự nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam thực hiện tiêm vắc-xin Covid-19 miễn phí. Các đơn vị tổ chức tiêm tuyệt đối không được thu hay tiếp nhận bất kỳ chi phí nào, kể cả tự nguyện ủng hộ.
Chiều 9-8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố về tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Bộ Y tế cho biết sau 5 tháng triển khai tiêm chủng, đến hết ngày 8-8, cả nước đã tiêm được gần 10,4 triệu liều vắc-xin Covid-19 (đạt 67% so với số vắc-xin được phân bổ), trong đó có 8.458.225 người đã được tiêm 1 liều vắc-xin và 967.400 người tiêm đủ 2 liều.
TP HCM hiện được phân bổ 4.972.540 liều (bao gồm cả đợt 19, 20). TP này đã tiếp nhận 4.667.170 liều, trong đó phân bổ cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP HCM 4.258.440 liều và các đơn vị trực thuộc 408.730 liều.

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân ở TP HCM. Ảnh: Bộ Y tế
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân ở TP HCM. Ảnh: Bộ Y tế
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về tiêm vắc-xin Covid-19. Trong đó, vắc-xin Covid-19 ở Việt Nam được tiêm miễn phí, kể cả các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ thì các đơn vị tổ chức tiêm vắc-xin cũng không được tiếp nhận. Thủ tướng cũng chỉ đạo không trông chờ, lựa chọn vắc-xin Covid-19 mà vắc-xin về đợt nào thì triển khai tiêm đợt đó.
"Gần đây nhất tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng cho rằng, việc tổ chức tiêm chủng vắc-xin không để phát sinh cơ chế xin - cho, nghiêm cấm tiêu cực trong tổ chức tiêm. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm chính về công tác phòng chống dịch, trong đó có tiêm vắc-xin Covid-19" - Thứ tưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.
Một số địa phương có tốc độ tiêm vắc-xin chậm: Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Thanh Hoá.
Bộ Y tế đã phân bổ cho các viện và địa phương khoảng trên 18 triệu liều vắc-xin cho 18 đợt. Theo Thứ trưởng, 1 tuần trở lại đây, tốc độ tiêm chủng vắc-xin của các địa phương nhanh hơn so với trước đó, tuy nhiên nếu tính tỉ lệ so với số vắc-xin đã được phân bổ thì vẫn thấp.
Thứ trưởng yêu cầu địa phương nào chưa xây dựng kế hoạch tiêm chủng tổng thể đến tháng 4-2022 thì cần xây dựng ngay và trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó, từng đợt vắc-xin nhận về triển khai tiêm chủng ngay, nhanh nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất. "Kế hoạch tiêm chủng tổng thể phải phê duyệt trước 15-8 và gửi thông tin về Bộ Y tế để theo dõi"- ông Tuyên yêu cầu.
Tổ chức các điểm tiêm lưu động để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý các địa phương bố trí cả điểm tiêm cố định và lưu động, càng nhiều điểm tiêm càng tốt. Đối với từng đợt vắc-xin về, các địa phương cần tiêm chủng theo hình thức cuốn chiếu. Đồng thời, không giới hạn số người tiêm trong một điểm tiêm mà tiêm tối đa nhất có thể, đảm bảo tuân thủ chống dịch và an toàn tiêm chủng, chống tiêu cực trong tiêm chủng. "Bộ Y tế sẽ chủ động điều chuyển vắc-xin ở nơi tiêm chậm về nơi có tốc độ tiêm nhanh. Các đợt phân bổ vắc-xin tiếp theo, Bộ Y tế sẽ xem xét đối với các tỉnh tiêm chậm" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.
Ông Tuyên cũng yêu cầu mỗi ngày 2 lần các địa phương phải cập nhật ngay, triệt để số liệu tiêm lên cổng thông tin điện tử tiêm chủng.
N.Dung - H.Nguyễn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.