Thủy điện xả lũ gần ngàn hộ dân thiệt hại mòn mỏi chờ bồi thường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Gần nửa năm kể từ ngày thủy điện Đăk Mi 4 (Quảng Nam) điều tiết xả lũ với lưu lượng cực lớn gây thiệt hại cho gần 900 hộ dân vùng cao Nam Giang, đến nay việc hỗ trợ, đền bù vẫn chưa được thực hiện.
 
Ông Alăng Dới nhặt lại những gì còn sót lại sau khi căn nhà bị cuốn trôi. Ảnh: MẠNH CƯỜNG
Ông Alăng Dới nhặt lại những gì còn sót lại sau khi căn nhà bị cuốn trôi. Ảnh: MẠNH CƯỜNG
Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 28.10.2020, do ảnh hưởng của bão số 9, địa bàn Quảng Nam có mưa lớn, lưu lượng nước về hồ thủy điện Đăk Mi 4 đạt kỷ lục khiến thủy điện phải điều tiết, xả lũ bất ngờ. Sự cố đã khiến gần 900 hộ dân ở xã Cà Dy và TT.Thạnh Mỹ (H.Nam Giang) bị cuốn trôi nhà cửa, tài sản.
Trắng tay vì thủy điện
Những ngày cuối tháng 3.2021, trở lại Cà Dy, chúng tôi nhận thấy dấu tích trận lũ lịch sử vẫn hiện hữu. Mực nước lũ dâng hằn thành vết trên tường nhà. Người dân địa phương góp từng cái nồi, đong cho nhau lon gạo để giúp nhau vượt qua khốn khó. Một số hộ dân mất nhà vẫn đang phải tá túc ở nhà người khác. Trong khi đó, chính quyền địa phương đang tìm nguồn lực để hỗ trợ.
Ông Alăng Dới (47 tuổi, ở thôn Bến Dằng, xã Cà Dy) cho hay sau khi tài sản của gia đình ông cùng hàng trăm hộ dân khác bị thủy điện xả lũ bất ngờ cuốn trôi, người dân địa phương đã thống kê thiệt hại và nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa được hỗ trợ, đền bù. “Không chỉ gia đình mình mà căn nhà của gia đình em trai ở bên cạnh cũng bị cuốn trôi hoàn toàn. Hiện cả hai gia đình với gần 10 người đang phải tá túc nhà người quen. Giờ muốn tái thiết cuộc sống nhưng không biết bằng cách nào. Không có tiền thì tái thiết kiểu gì?”, ông Dới nói.
Theo ông Doãn Bing, Chủ tịch UBND xã Cà Dy, có khoảng 500 hộ dân trên địa bàn xã bị ảnh hưởng do thủy điện Đăk Mi 4 điều tiết xả lũ chiều 28.10.2020. Mức thiệt hại cũng đã thống kê. “Họp lên họp xuống miết nửa năm nay mà bà con vẫn chưa nhận được đền bù từ thủy điện. Dân hỏi mà chúng tôi cũng không biết phải trả lời làm sao. Vì chờ đợi tiền hỗ trợ quá lâu, nhiều người đã làm đơn kiến nghị lên cấp trên. Mà không chỉ mất tài sản, có gần 100 ha đất sản xuất bao đời nay của người dân nằm ven sông Đăk Mi cũng bị lũ càn quét”, ông Bing nói.
“Cắt lũ” hay “gây hại” ?
 
Hai căn nhà của anh em ông Alăng Dới chỉ còn lại nền đất trống sau khi thủy điện Đăk Mi 4 điều tiết xả lũ chiều 28.10.2020
Hai căn nhà của anh em ông Alăng Dới chỉ còn lại nền đất trống sau khi thủy điện Đăk Mi 4 điều tiết xả lũ chiều 28.10.2020
Tại cuộc họp với H.Nam Giang vào chiều 24.3, ông Vũ Đức Khánh, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Đăk Mi, cho hay theo lưu lượng quan trắc vào lúc 16 giờ chiều 28.10.2020, lượng nước về hồ thủy điện Đăk Mi là hơn 13.000 m3/giây, nhưng thủy điện điều tiết, xả lũ về hạ du chỉ có hơn 7.000 m3/giây. Như vậy cho thấy, thủy điện đã đóng góp vào việc cắt giảm lũ rất lớn. “Nếu không có thủy điện Đăk Mi 4, lưu lượng 13.000 m3/giây tại thời điểm đỉnh lũ lúc đó không được điều tiết, cắt giảm mà hoàn toàn chảy tự do về hạ du thì chúng tôi không dám nghĩ đến thiệt hại lúc đó như thế nào”, ông Khánh nói. Ông Khánh cũng cho rằng thủy điện Đăk Mi 4 đã làm tốt việc điều tiết nước theo đúng quy trình vận hành liên hồ. “Việc cắt giảm đó đã giảm được thiệt hại cho người dân. Nếu không có thủy điện Đăk Mi 4 thì thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều”, ông Khánh phân trần.
Chúng tôi yêu cầu phía công ty cần phải sớm hỗ trợ cho người dân để ổn định cuộc sống. Xả một lượng nước khổng lồ, bây giờ lại bảo đúng quy trình. Quy trình đúng mà dân… lãnh đủ hậu quả?
Ông Lê Văn Hường, Bí thư Huyện ủy Nam Giang
Trong khi đó, cũng tại cuộc họp chiều 24.3, ông Lê Văn Hường, Bí thư Huyện ủy Nam Giang, cho hay địa phương đã không đồng ý trước đề xuất của Công ty CP thủy điện Đăk Mi là nên đổi tên gọi “thiệt hại do thủy điện điều tiết, xả lũ” thành “thiệt hại do bão lũ”. “Đổi tên xong, các anh (Công ty CP thủy điện Đăk Mi - PV) cầm văn bản rồi nói thiệt hại do bão lũ chứ không có trách nhiệm để hỗ trợ, nên không thể được. Hiện người dân rất bức xúc. Bây giờ cần giải quyết sớm cho dân chứ không thể kéo dài thêm nữa”, ông Hường yêu cầu.
Theo ông Hường, nếu cho rằng thủy điện đã điều tiết, xả lũ đúng quy trình, cắt lũ giảm mức độ thiệt hại cho người dân thì chẳng lẽ địa phương phải vận động người dân mổ heo mang đến công ty thủy điện để cảm ơn (?!). “Chúng tôi yêu cầu phía công ty cần phải sớm hỗ trợ cho người dân để ổn định cuộc sống. Xả một lượng nước khổng lồ, bây giờ lại bảo đúng quy trình. Quy trình đúng mà dân… lãnh đủ hậu quả? Quy trình do con người đặt ra, nếu thấy sai thì phải sửa”, ông Hường nói.
 
Thủy điện Đăk Mi 4 (ảnh chụp ngày 25.3.2021)
Thủy điện Đăk Mi 4 (ảnh chụp ngày 25.3.2021)
Ra thời hạn hỗ trợ
Theo báo cáo của UBND H.Nam Giang, sau khi cán bộ địa phương cùng cán bộ của Công ty CP thủy điện Đăk Mi khảo sát, thống kê thiệt hại thì xác định mức thiệt hại tài sản lên đến hơn 6,7 tỉ đồng, liên đới gần 900 hộ dân ở 9 thôn của xã Cà Dy và TT.Thạnh Mỹ. Chưa kể, thủy điện xả lũ cũng “góp phần” gây hư hại công trình dân sinh trị giá hơn 6,8 tỉ đồng; hơn 2,6 tỉ đồng cây trồng, hoa màu của dân bị hư hại. UBND H.Nam Giang đã yêu cầu Công ty CP thủy điện Đăk Mi hỗ trợ.
Ông A Viết Sơn, Chủ tịch UBND H.Nam Giang, cho biết huyện đã đề nghị tỉnh Quảng Nam hỗ trợ cho người dân số tiền 2,6 tỉ đồng do thiệt hại hoa màu theo Nghị định 02/2017 của Chính phủ. “Còn khoản thiệt hại về tài sản của dân, công trình dân sinh với số tiền gần 14 tỉ đồng thì chúng tôi yêu cầu thủy điện Đăk Mi 4 phải chi trả. Hiện mọi thủ tục yêu cầu hỗ trợ chúng tôi đã làm xong”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, tại các cuộc họp với lãnh đạo Công ty CP thủy điện Đăk Mi, chính quyền H.Nam Giang cũng yêu cầu hai bên tập trung giải quyết, tháo gỡ vấn đề cuộc sống của người dân. Người dân đã thiệt hại và chịu đựng khó khăn đã hơn 5 tháng. “Vì quyền lợi của người dân, chúng tôi kiên quyết yêu cầu Công ty CP thủy điện Đăk Mi phải hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho người dân trước ngày 15.4 tới. Sau thời gian này, nếu có việc gì xảy ra thì công ty phải tự chịu trách nhiệm”, ông Sơn quả quyết.
Ngược lại, ông Vũ Đức Khánh, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Đăk Mi, cho hay công ty chỉ có thể “xin phép hỗ trợ 50%”. Theo ông, Công ty CP thủy điện Đăk Mi hoạt động theo luật Doanh nghiệp nên chia làm 3 cấp quản lý: cấp thứ nhất là Hội đồng cổ đông, cấp thứ 2 là Hội đồng quản trị, cấp thứ 3 là Ban tổng giám đốc công ty. Theo quy định, Hội đồng quản trị công ty không có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ và mức hỗ trợ mà phải trình lên Hội đồng cổ đông phê duyệt. “Công ty xin phép sẽ hỗ trợ 50% trong số bị thiệt hại tài sản hơn 6,7 tỉ đồng và sẽ trình Hội đồng quản trị và Hội đồng cổ đông. Kỳ họp hội đồng cổ đông chưa diễn ra, nên chưa xác định khi nào mới hỗ trợ”, ông Khánh cho biết.
Theo Mạnh Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.