Thủy điện Ialy: Vươn mình trên “đôi cánh mới”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuối năm 2024, hai tổ máy của Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng chính thức hòa lưới điện quốc gia sau hơn 3 năm xây dựng.

Đây là sự kiện quan trọng, bởi sau 24 năm vận hành, Công ty Thủy điện Ialy được chắp thêm “đôi cánh” để nâng mình lên tầm cao mới với quy mô, năng suất, hiệu quả và vị thế mới trong hệ thống điện quốc gia.

Những kết quả nổi bật

Công ty Thủy điện Ialy được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao quản lý vận hành 3 nhà máy lớn trên bậc thang thủy điện sông Sê San với tổng công suất 1.080 MW, tổng sản lượng điện bình quân theo thiết kế là 5,31 tỷ kWh/năm gồm: Thủy điện Ialy (4 tổ máy) với tổng công suất 720 MW, sản lượng điện bình quân 3,68 tỷ kWh/năm; Thủy điện Sê San 3 (2 tổ máy) với tổng công suất 260 MW, sản lượng điện bình quân 1,221 tỷ kWh/năm và Thủy điện Pleikrông (2 tổ máy) với tổng công suất 100 MW, sản lượng điện bình quân 417 triệu kWh/năm.

Tổng sản lượng điện sản xuất lũy kế đến ngày 31-12-2024 của 3 nhà máy đạt hơn 110 tỷ kWh. Trong đó, Ialy trên 82,277 tỷ kWh, Sê San 3 trên 21,565 tỷ kWh và Pleikrông trên 6,177 tỷ kWh.

Với sản lượng này, Công ty đã góp phần quan trọng cùng EVN cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh năng lượng, dự phòng công suất, đưa điện về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đến với đồng bào các dân tộc cả nước.

2-ialy.jpg
Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn (thứ 2 từ phải sang) thăm và làm việc tại Nhà máy Thủy điện Ialy. Ảnh: V.Đ

Tháng 6-2021, Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng có công suất thiết kế 360 MW, sản lượng điện bình quân khoảng 233 triệu kWh/năm gồm 2 tổ máy do EVN làm chủ đầu tư chính thức khởi công.

Dự án nằm trong phạm vi của Thủy điện Ialy hiện hữu và nằm trên địa bàn xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum), xã Ia Mơ Nông, Ia Kreng và thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh).

Với dự án quan trọng này, Công ty Thủy điện Ialy được giao nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo lực lượng vận hành nhà máy; biên dịch, biên soạn tài liệu kỹ thuật phục vụ quản lý vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống thiết bị công nghệ xây dựng chương trình và phối hợp tham gia giám sát lắp đặt thiết bị, chạy thử, nghiệm thu từng phần và toàn bộ nhà máy; tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiếp nhận bàn giao chính thức nhà máy…

Sau hơn 3 năm khởi công xây dựng, đến 4 giờ 38 phút ngày 26-11-2024, tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng (H5) đã hòa lưới điện quốc gia. Kế đến lúc 20 giờ 28 phút ngày 13-12-2024 tổ máy còn lại (H6) cũng đã hòa lưới thành công.

Kết quả này thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các đơn vị liên quan, từ Ban Quản lý Dự án Điện 2 (đại diện cho EVN) đến các nhà thầu xây dựng, lắp máy, Tập đoàn Andritz Hydro GmbH...

Trong đó, Công ty Thủy điện Ialy là đơn vị chủ trì thực hiện các bước đóng điện theo phương thức cho đường dây trên không, từ trạm OPY 500 kV Ialy đến trạm GIS của Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng; đóng điện máy biến áp lực 500 kV (T5), máy biến áp tự dùng TD95 và xung điện mạch khép vòng toàn trạm OPY 500 kV Ialy-GIS-máy biến áp, đảm bảo đủ điều kiện cho tổ máy hòa lưới điện quốc gia.

1-ialy.jpg
Tuyến công trình đầu mối thủy điện Ialy. Ảnh: V.Đ

Như vậy, kể từ cuối năm 2024, Công ty quản lý các nhà máy với tổng công suất lên đến 1.440 MW (tăng thêm 360 MW) và sản lượng điện bình quân theo thiết kế là 5,543 tỷ kWh/năm (tăng thêm 233 triệu kWh/năm).

Việc đưa 2 tổ máy của Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng vào vận hành sẽ gia tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt là trong các giờ khung cao điểm, góp phần cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện như tăng nguồn và điện năng phủ đỉnh của biểu đồ phụ tải, tăng tính linh hoạt trong vận hành, tăng hệ số tin cậy, an toàn… góp phần giảm chi phí sản xuất của hệ thống điện quốc gia.

Đồng thời, giúp tận dụng tối đa khả năng của dòng chảy thông qua việc hạn chế lượng xả thừa hàng năm, tăng thêm giá trị sản lượng điện trung bình năm khoảng 233,2 triệu kWh/năm, góp phần giảm chi phí nhiên liệu sản xuất điện, giảm phát thải CO2 và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch; giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy Ialy hiệu hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

Dấu ấn 2024

Năm 2024, Công ty Thủy điện Ialy đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình trạng hạn hán kéo dài, lượng nước về hồ chỉ bằng khoảng 85% so với trung bình nhiều năm.

Trong khi đó, Công ty vừa quản lý vận hành các nhà máy, vừa đảm bảo các nguồn lực để tham gia Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng trong giai đoạn nước rút.

Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, lại được sự quan tâm, hỗ trợ các nguồn lực từ EVN cùng với sự đoàn kết, đồng lòng của tập thể cán bộ, công nhân viên, Công ty tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả.

Về sản xuất kinh doanh, sản lượng điện sản xuất cả năm 2024 của Công ty ước đạt 4,624 tỷ kWh, đạt 103,32% kế hoạch EVN giao. Trong đó, Ialy ước đạt 3,102 tỷ kWh, đạt 103,02% kế hoạch; Sê San 3 ước đạt 1,112 tỷ kWh, đạt 100% kế hoạch; Pleikrông đạt 409 triệu kWh, đạt 116,19% kế hoạch.

Các chỉ tiêu quản lý kỹ thuật khác như tỷ lệ điện tự dùng, tỷ lệ dừng máy do sự cố, tỷ lệ dừng máy sửa chữa bảo dưỡng và hệ số khả dụng đều đạt và vượt kế hoạch EVN giao.

3-ialy.jpg
Giám đốc Công ty, lãnh đạo các đơn vị, nhà cung cấp thiết bị giám sát các bước đóng điện tại Phòng Điều khiển trung tâm Nhà máy (hòa lưới tổ máy số 1 Ialy mở rộng vào ngày 26-11-2024). Ảnh: V.Đ

Cùng với đó, Công ty chấp hành đầy đủ, kịp thời, đúng quy định việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, phí.

Công tác quản lý hồ, đập chứa nước; phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ môi trường; an toàn trong lao động sản xuất cũng được triển khai đồng bộ, mang lại hiệu quả thực sự và duy trì thường xuyên, liên tục.

Bên cạnh đó, lĩnh vực sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất cũng được Công ty chú trọng. Công ty có 9 sáng kiến cấp cơ sở được công nhận tại đơn vị, trong đó có 3 giải pháp đáp ứng điều kiện trình đề xuất xét duyệt sáng kiến cấp tập đoàn. Đến nay, 2 giải pháp được EVN đưa vào áp dụng rộng rãi.

Sau 1 năm bề bộn và nhiều thách thức, tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Thủy điện Ialy đã đồng lòng, nỗ lực vượt qua những khó khăn để gặt hái được nhiều thành quả về mọi mặt.

Đây chính là động lực, nền tảng để mỗi thành viên Ialy tự tin vươn mình trong năm 2025 khi được chắp thêm “đôi cánh mới”.

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

(GLO)- Khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thực thi và nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm tại nước ngoài là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp tại Gia Lai còn thụ động, lúng túng trong vấn đề này.

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.