Thương nhớ xà nu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xà nu trên trang văn, xà nu của rừng, với tôi vừa hiện thực vừa nghệ thuật, vừa hiện hữu vừa bí ẩn, hấp dẫn và gọi mời. Trên đất rừng, cây xà nu vẫn sống một đời kiêu hãnh, cứng cáp phóng lên nền trời thăm thẳm những ngọn xanh tha thiết. 
Từ TP. Kon Tum men theo quốc lộ 24 về Quảng Ngãi, lòng lại nao nao một cảm giác xót xa trước những mảng trọc cằn của núi đồi. Thi thoảng, vài đôi cánh rừng cao su hiện ra xanh ngắt như vớt vát cho nỗi buồn đồi núi trống, nhưng sao cái màu xanh thẫm dày dặn, đều đặn tăm tắp kia lại khiến tôi không khỏi thấp thỏm băn khoăn...
Theo quốc lộ, qua khỏi cầu Đak Rve, không khí đột nhiên trong lành, mát mẻ bất ngờ, thì ra đã lên cao, “vào rừng”. Con đường nhựa ngoằn ngoèo vắng người, trùm bóng mát, hai bên đường, rừng xanh như mở lối, trả lại niềm vui sướng, hân hoan khi được đắm mình trong nguyên sơ, tịch tĩnh.
Giữa dặm dài nối tiếp nhau của mấy chục cây số, thi thoảng tôi vẫn bắt gặp những “mũi đinh ba” xanh mỡ màng chĩa thẳng lên nền trời trong thẳm. Một chút ngỡ ngàng, một thoáng nghi hoặc và tôi chợt nhận ra bóng dáng cây xà nu... Không còn “những cánh rừng xà nu, những ngọn đồi xà nu chạy tít tắp tận chân trời”, bởi mênh mông đại ngàn giờ chỉ còn là hoài niệm, nhưng niềm vui đơn sơ, bất ngờ ấy vẫn trọn vẹn.
Chẳng ai cùng chuyến đi có thể xác quyết giúp tôi loài cây giống ngọn “đinh ba” ấy có phải là nguyên mẫu của một hình tượng văn học quen thuộc hay không. Tuy nhiên, bằng trực cảm và tập hợp những ghi nhớ về loài cây “hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông”, tôi đoán chắc đó hẳn là xà nu mà tên gọi, hình ảnh đã thành một trong những biểu tượng của đại ngàn Tây Nguyên.
Không còn cái trùng điệp hùng vĩ, bát ngát nguyên sơ, thâm trầm vững chãi của xà nu trên trang sách, xà nu của thời hiện đại hiện lên hoặc thưa thoảng, hoặc chìm lấp, hoặc cô lẻ giữa bạt ngàn các loài cây khác. Nhưng dẫu là thế, vẫn nguyên vẹn màu xanh ngọc bích thanh nhã, quý giá. Những búp nõn xanh non nổi bật trên nền xanh trầm mặc của tán lá trưởng thành. Dù dưới ánh ban mai hay trong ráng chiều, búp non vẫn ngời lên tươi rói như một nét cọ xanh chưa ráo mực, lấp lánh như một phiến lục ngọc băng khiết mà tạo hóa hào phóng ban tặng cho xà nu, cho những đôi mắt biết trân quý ngắm nhìn. Những ngọn búp tràn trề nhựa sống, cứng cáp, mạnh mẽ.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Vẻ đẹp của xà nu xa lạ với cái rực rỡ của sắc màu. Nếu sắc màu là vũ khí của các loài hoa thì giá trị của xà nu lại thuộc về hương thơm-hương của nhựa, của lá, thân, cành. Đó là điều quý giá mà thiên nhiên ưu ái ban cho loại cây này. Những giọt nhựa chắt chiu, tích tụ từ mỡ màu của đất, tinh sạch của nước nguồn, khoáng đãng của trời, vời vợi của thinh không và vi vu của gió ngàn, có phải vì thế mà mùi nhựa của nó thanh khiết, tao nhã đến vậy? Gió đưa hương thì thầm mời gọi, hương níu kéo bước chân người qua.
Vẻ đẹp của xà nu còn hiện lên trên vóc dáng. Xà nu hay thông ba lá có tán hình trứng đặc trưng, dù cây nhỏ hay lớn, cao hay thấp, giúp phân biệt xà nu với những cây họ thông khác, những cây thông xanh, trắng lấp lánh ánh đèn sang trọng, rực rỡ thường thấy nơi những ngôi nhà ấm áp trong mùa đông lạnh giá. Giữa bao la rừng núi, cái nghĩ đến đầu tiên tuyệt nhiên không phải là vẻ đẹp của loài cây trang trí trong lễ hội Noel, mà là hình ảnh của những giáo, mác, mũi tên mạnh mẽ, hiên ngang dựng giữa lưng chừng trời, sừng sững vút cao giữa phóng khoáng đại ngàn, gợi liên tưởng đến vũ khí của rừng, của người đồng bào hoặc vũ khí của thần biển Poseidon trong thần thoại Hy Lạp.
Phóng tầm mắt nhìn ra xa, điều thú vị là ngay trong không gian sống của xà nu có những cây thông cổ thụ tán xòe như che lọng, trải ra giữa mênh mông trời đất. Lại có những tán cây hình bầu dục, hình chóp nhọn mà thân mọc thẳng chắc chắn, khẳng khái, cường tráng vươn lên hứng nắng gió. Tán tròn, tán nhọn xen nhau trên nền trời như trò chơi xếp hình đầy ngẫu hứng từ những mảnh ghép nhấp nhô, trập trùng xanh. Chỉ khi nhìn kỹ, mới thấy hình lá kim quen thuộc của họ thông, 2 lá hoặc 3 lá chụm vào nhau như tơ, như sợi chuốt nhọn, vuốt dài không lẫn vào đâu được!
Xà nu trên trang văn, xà nu của rừng, với tôi vừa hiện thực vừa nghệ thuật, vừa hiện hữu vừa bí ẩn, hấp dẫn và gọi mời. Trên đất rừng, cây xà nu vẫn sống một đời kiêu hãnh, cứng cáp phóng lên nền trời thăm thẳm những ngọn xanh tha thiết. Nhắm mắt, rừng xanh mở ra, bạt ngàn ngút ngát, dặm dài cây số vẫn nổi bật một màu xanh non khỏe khoắn, nhọn hoắt chen giao giữa cây rừng.
Trong khắc nghiệt của môi sinh, loài cây của núi rừng Tây Nguyên vẫn sinh tồn một cách bền bỉ. Vẫn đâm chồi, nảy lộc, tạo tán, vươn cành, dù có lúc phải đứng chơ vơ, đơn độc một góc trời. Nhưng màu xanh non ấy, lại luôn thắp lên niềm hy vọng về sự hồi sinh của núi rừng, của thiên nhiên. Nơi ngọn đồi xà nu, nơi cánh rừng xà nu trong lồng lộng gió ngàn, trong chói chang nắng trời, trải dài tít tắp đầy kiêu hãnh, mãnh liệt. Luôn tận dâng cho đời mãi yêu thương của mình, xà nu...
NGUYỄN THỊ KIM THOA

Có thể bạn quan tâm

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.