Thương lắm tháng Tư về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Yêu sao những ngày tháng Tư như những gì nhạc sĩ Dương Thụ từng say đắm: “Tháng Tư về, gió hát mùa hè/ Có những chân trời xanh thế/ Mây xa vời, nắng xa vời/ Con sông lững lờ trôi...” (Tháng Tư về). Tháng Tư về tôi muốn mình chậm lại để cảm nhận những âm thanh trong trẻo mà thấm thía của khúc giao mùa tinh khôi, lại nao nao nhớ về những ngày tháng Tư xưa...
 

Tháng Tư với cái nắng đầu mùa thơm thơm ngọt ngọt, chín dậy cả ngõ quê. Quê tôi, vào mỗi độ tháng Tư cánh đồng như được trải thêm màu xanh non mơn mởn. Màu xanh của lúa. Lúa bén phân đạm đang kỳ sinh trưởng mạnh. Mẹ tôi bảo “người quê sống bám ruộng đồng”. Sau này lớn lên chúng tôi lần lượt cõng ước mơ bước qua cánh cổng làng. Nơi có cánh đồng mênh mang, có những bước chân hằn in lên dấu bùn quen thuộc, quen đến nỗi khảm sâu trong ký ức sau này của tôi bao thớ đất trộn mồ hôi cha, váng đồng chua tạc hằn trên má của mẹ, lời ru của bà mỏi cánh cò xa.
 
Chạm khẽ vào tháng Tư cho ta cảm xúc dâng trào về niềm hạnh phúc ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà. Cảm ơn những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để chúng tôi có được cuộc sống thanh bình của ngày hôm nay. Những ca từ “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vẫn thường vang lên trong những dịp lễ hội đông vui.
 
Tháng Tư về bỗng dưng vui lạ. Tôi nhớ những ngày tháng năm thuở ấy khi ngọn nắng đổ xuống cánh đồng quê. Tôi và đám bạn trong hình hài những đứa trẻ ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, trong tay là trái ổi xanh chát ngầm nơi đầu lưỡi nói với nhau "giờ là tháng Tư rồi, còn một tháng nữa là được nghỉ hè tha hồ chơi, đếm ngược đi tụi bay" có vậy thôi mà cười ha hả. Tháng Tư vào độ lúa làm đòng, mấy đứa chúng tôi thường rủ nhau lúp xúp giữa những bờ ruộng, vụng trộm bữa tiệc đòng đòng lúa nếp ngọt thơm, mặc dù đã bị người lớn cấm đoán đe nẹt, còn chúng tôi vẫn thường gân cổ đồng thanh cái câu: "Ăn đòng đòng bà đánh còng lưng", thế nhưng cái vị ngọt thơm của nó thật là quyến rũ chẳng thể cầm lòng.
 
Thương lắm tháng Tư, nhớ lắm những chuyến đò chở nặng tình người, tình quê chân chất, thật thà, nồng đượm. Trên những chuyến đò, người ta gặp nhau với những lời chào, lời hỏi thăm và cả những tiếng cười giòn giã. Họ hỏi nhau: "Nhà bà năm nay được bao nhiêu thóc? Nhà ông có mấy lợn, đã sắp bán được chưa? Xóm ấy có chị Thư, anh Bình chắc năm nay cưới nhỉ?...". Cứ thế, người ta hỏi thăm nhau rất đỗi chân tình. Người ta đối đãi với nhau bằng tấm lòng thật thà, cảm thông và rộng lượng. Thi thoảng, những tiếng giằng co lại vang lên, mà giằng co là để giành phần trả tiền đò. Có đáng bao nhiêu tiền đâu, nhưng đó là cách mà người dân quê đối đãi với nhau, trân trọng nhau...
 
Ngồi bên cửa sổ để nhớ về ngày xa xưa ấy, tôi chìa tay hứng từng giọt nắng tháng Tư, hứng từng giọt kỷ niệm của ngày trôi về phía cũ. Lắng nghe cha khề khà câu chuyện xưa, mẹ ngồi khâu áo bên hàng hiên trong nắng tươi non. Cặp kính trắng chốc chốc nhìn ngước lên đếm thời gian bằng những lần cắn chỉ. Tôi bâng khuâng nghe điệp khúc giao mùa trong nồng nàn thương nhớ.
 
Thương lắm tháng Tư về!
 

 

Theo THÙY HƯƠNG (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.