Thực hư các sản phẩm giải rượu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tết là dịp mọi người thường gặp gỡ, giao lưu nên khó tránh khỏi chuyện uống rượu bia. Vì vậy, các sản phẩm giải rượu xuất hiện như một "cứu cánh" cho những ai muốn giảm bớt các triệu chứng khó chịu sau khi sử dụng chất kích thích này.

Tuy nhiên, công dụng của các sản phẩm giải rượu có thực sự như quảng cáo?

Chỉ cần gõ từ khoá "sản phẩm giải rượu" trên mạng internet sẽ có rất nhiều kết quả với nhiều sản phẩm khác nhau. Không chỉ vậy, tại một số cửa hàng tiện lợi, tiệm thuốc cũng có bán các sản phẩm này với giá cả đa dạng từ vài chục đến vài trăm ngàn.

Chỉ cần tìm từ khoá "sản phẩm giải rượu" trên mạng internet có rất nhiều kết quả với nhiều sản phẩm khác nhau

Chỉ cần tìm từ khoá "sản phẩm giải rượu" trên mạng internet có rất nhiều kết quả với nhiều sản phẩm khác nhau

Cả năm mới về quê một vài lần nên đây là dịp gặp gỡ người thân, bạn bè. Vì vậy, không tránh khỏi những buổi tiệc. Tuy nhiên do ít uống rượu bia nên anh Trung Dũng (40 tuổi, ngụ TP HCM) tìm mua một số sản phẩm giải rượu.

"Được người quen giới thiệu nên tôi mua dự trữ để mang về quê sử dụng. Bởi cảm giác say rượu, bia rất khó chịu. Tuy nhiên, cũng có một vài người thân chia sẻ các sản phẩm này không như quảng cáo nên cũng không rõ hiệu quả thực sự của các sản phẩm này" - anh Dũng chia sẻ.

Thắc mắc trên cũng được nhiều người quan tâm. Vậy thực hư tác dụng của các loại sản phẩm giải rượu này ra sao? Trao đổi với Báo Người Lao Động, bác sĩ Nguyễn Văn Ca, Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), cho biết thực chất các loại sản phẩm được giới thiệu là "thuốc, sản phẩm giải rượu" chỉ góp phần làm quá trình chuyển hóa rượu nhanh hơn, khiến thời gian say chậm hơn, chứ không có tác dụng giải rượu.

Thực tế, các sản phẩm giải rượu có thành phần chủ yếu như đường glucose, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic. Đây là các chất hỗ trợ dạng thực phẩm chức năng giúp làm nhanh quá trình chuyển hóa rượu.

Theo bác sĩ Ca, thực tế đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả, tác dụng của các sản phẩm giải rượu. Bên cạnh đó, vẫn chưa có cơ chế hoạt động cụ thể của các sản phẩm này.

Nhiều người cho rằng khi sử dụng các sản phẩm này thấy cơ thể tỉnh táo hơn, lý giải điều này, bác sĩ Ca cho biết khi sử dụng, những thành phần có trong sản phẩm chỉ khiến các chức năng của cơ thể tăng sức chịu đựng trước rượu, bia, giảm bớt triệu chứng của cơ thể.

"Ví dụ, tác động vào gan sinh ra men huỷ rượu nhưng vẫn không có cơ chế chuyển hoá cụ thể bằng công thức hoá học nên chưa có bằng chứng nào về việc này" - bác sĩ Ca nói và cho biết thêm khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào cũng cần phải đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ. Với các sản phẩm giải rượu nếu có sử dụng thì cần tuân thủ theo khuyến cáo, hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc trị bệnh thì không nên dùng.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.