Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, MTTQ tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước, thiết thực góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh trật tự, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Nhân dịp 86 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông HỒ VĂN ĐIỀM-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.

Phóng viên (P.V):Trước hết, xin ông cho biết ý nghĩa việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư?

 

Ông Hồ Văn Điềm. Ảnh: T.N
Ông Hồ Văn Điềm.   Ảnh: T.N

Ông HỒ VĂN ĐIỀM: Nhằm hướng các hoạt động về cơ sở, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18-11 hàng năm là dịp để cán bộ, nhân dân ở các khu dân cư ôn lại lịch sử truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam; khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay… Đây cũng là dịp các khu dân cư cùng nhau nhìn nhận, đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được trong các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ phát động, cũng như việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, các quy ước-hương ước trong cộng đồng; giúp nhau xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự; bảo đảm an toàn giao thông... Đồng thời, biểu dương tập thể và cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua góp phần xây dựng cộng đồng dân cư đoàn kết và phát triển, cũng như phát động thi đua năm tiếp theo.

Với tinh thần ấy năm nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp tổ chức ngày hội điểm tại 17 khu dân cư thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại diện cho lãnh đạo tỉnh đến tham dự, động viên các khu dân cư, góp phần cho ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thêm phần trang trọng, ý nghĩa.

P.V: Nhân dịp này, ông có thể điểm lại một số kết quả tiêu biểu qua các cuộc vận động và phong trào thi đua do MTTQ phát động những năm qua?

 

Ông HỒ VĂN ĐIỀM: Có thể khẳng định, qua hơn 20 năm triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh trật tự, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiện nay, toàn tỉnh đã công nhận 245.913 gia đình văn hóa và 1.484 khu dân cư văn hóa. Bên cạnh đó, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” sau hơn 15 năm triển khai thực hiện, đã xây dựng nguồn Quỹ “Vì người nghèo” được gần 60 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, đã hỗ trợ xây mới 2.973 nhà và sửa chữa 1.023 căn nhà cho hộ nghèo, mua 1.620 con bò và dê sinh sản hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, cùng nhiều hình thức hỗ trợ khác, góp phần xoá đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt từ năm 2011 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nhờ đó, đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong bộ phận có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Nhiều hộ gia đình đã tự lực vươn lên bằng chính nội lực của mình, ý thức hơn việc nuôi dạy con cháu, tự nguyện đưa con em trong độ tuổi đến trường,  thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ ba. Nhiều hộ đã thay đổi dần cách thức trong lao động sản xuất, biết tiếp thu học hỏi cái mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư cho sản xuất. Cũng từ cuộc vận động này, đã có 4.894 hộ vươn lên thoát nghèo.
 

Trung ương MTTQ Việt Nam tặng ảnh lưu niệm Bác Hồ và Bác Tôn cho Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai. Ảnh: T.N
Trung ương MTTQ Việt Nam tặng ảnh lưu niệm Bác Hồ và Bác Tôn cho Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai. Ảnh: T.N

P.V: Gần đây, Trung ương MTTQ Việt Nam đã phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Vậy để triển khai thực hiện tại tỉnh ta, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ tập trung những nhiệm vụ và giải pháp chỉ đạo trọng tâm nào, thưa ông?

Ông HỒ VĂN ĐIỀM: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” là sự kế thừa những kết quả quan trọng đạt được của hai cuộc vận động là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”.

 

 Ủy ban MTTQ tỉnh ra mắt tại Đại hội MTTQ tỉnh. Ảnh: T.N
  Ủy ban MTTQ tỉnh ra mắt tại Đại hội MTTQ tỉnh. Ảnh: T.N

Trên cơ sở Đề án và Thông tri hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trước mắt, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ phối hợp với các sở ngành liên quan để chỉ đạo thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, nhằm nâng cao chất lượng Cuộc vận động. Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai tổ chức tập huấn, quán triệt, tuyên truyền 5 nội dung Cuộc vận động này trong cán bộ MTTQ các cấp, ban công tác mặt trận khu dân cư và cán bộ các tổ chức thành viên.

Cùng với đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ chủ trì phân công nhiệm vụ các tổ chức thành viên, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân cộng đồng trách nhiệm tham gia có hiệu quả cuộc vận động ở khu dân cư, thông qua việc đăng ký nội dung, chỉ tiêu, đảm nhận các phần việc cụ thể theo 5 nội dung của cuộc vận động để tổ chức thực hiện. Định kỳ hằng năm Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai Cuộc vận động và hướng dẫn cơ sở triển khai kế hoạch thực hiện của năm tiếp theo; đồng thời xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát, phát hiện những mô hình tốt, cách làm hay để tuyên truyền, nhân rộng trong quá trình triển khai thực hiện.

 

Mặt khác, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thường trực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh để tổ chức tốt việc đăng ký, bình xét gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, thôn văn hóa, phường đạt chuẩn văn minh đô thị, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, theo đúng quy định.

P.V: Xin cảm ơn ông.              

Thanh Nhật (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Mùa xuân hoa cỏ

Mùa xuân hoa cỏ

(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.
Nhộn nhịp phiên chợ Tết ở Đak Pơ

Nhộn nhịp phiên chợ Tết ở Đak Pơ

(GLO)- Ngày 17-1 (nhằm ngày 26 tháng Chạp), huyện Đak Pơ tổ chức “Phiên chợ Tết, giao lưu văn hóa-văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023”. Phiên chợ thu hút đông đảo người dân tham quan, mua sắm, vui chơi, tạo không khí ngày Tết rộn ràng, đầm ấm.
Điểm sáng hiến đất làm đường

Điểm sáng hiến đất làm đường

(GLO)- Để tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản, nhân dân thôn Tân Hội (xã Tân An, huyện Đak Pơ) đã đồng lòng hiến đất, đóng tiền nâng cấp và làm mới đường nội đồng, đường giao thông nông thôn. Nhiều tuyến đường được mở rộng, cứng hóa đã làm cho diện mạo nông thôn nơi đây thêm khởi sắc.
Phát huy truyền thống anh hùng, sẵn sàng bảo vệ an ninh Tổ quốc

Phát huy truyền thống anh hùng, sẵn sàng bảo vệ an ninh Tổ quốc

(GLO)- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lực lượng An ninh Công an tỉnh Gia Lai ra đời với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân. Vừa mới thành lập, lại phải chiến đấu trong điều kiện đầy cam go, thử thách, lực lượng quân số mỏng, điều kiện phục vụ công tác và chiến đấu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng lực lượng An ninh Gia Lai đã đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, nhanh chóng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trên trận tuyến bảo vệ an ninh quốc gia.
Vị trí địa lý - địa danh và địa giới hành chính tỉnh Gia Lai

Vị trí địa lý - địa danh và địa giới hành chính tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển.Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20“ đến 14°36'30“ vĩ bắc, từ 107°27'23“ đến 108°54'40“kinh đông.Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía tây giáp Campuchia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.