Thủ tướng: Văn học, nghệ thuật phải phát triển ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam về một số đề án, chương trình phát triển văn học nghệ thuật trong giai đoạn mới, hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập nước (1945-2035) và 100 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930-2030).

Dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN


Phát biểu khai mạc cuộc làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, cuộc làm việc này nhằm triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kết quả Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa qua đối với các nội dung về văn học, nghệ thuật thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ.

Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, song phải phấn đấu vì mục tiêu chung. Các ngành, cơ quan phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của nhau để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc chức năng, nhiệm vụ nhằm phát triển văn học nghệ thuật đúng hướng, đúng tầm, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của nhân dân, vì quốc gia dân tộc, xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong đó văn hóa nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng phải phát triển ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật đã báo cáo với Thủ tướng về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn học nghệ thuật giai đoạn mới tiến tới kỷ niệm 90 năm thành lập Nước, 100 năm thành lập Đảng; Chương trình đầu tư chiều sâu cho phát triển văn học nghệ thuật chất lượng cao chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập Nước và 100 năm thành lập Đảng giai đoạn 2022-2025 và 2026 - 2030; Xây dựng ngân hàng dữ liệu số về tác giả, tác phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030; Chương trình xây dựng không gian sáng tạo và chuyển đổi số về tác phẩm nhiếp ảnh Việt Nam…

 

Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN


Phát biểu tại cuộc làm việc, lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam cảm ơn những chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; cho rằng, những chia sẻ của Thủ tướng thể hiện sự thấu hiểu những vấn đề cơ bản nhất của văn học, nghệ thuật và tình hình phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay.

Các đại biểu cũng chia sẻ những vấn đề đặt ra hiện nay như về định hướng thẩm mỹ, tư tưởng của giới trẻ; đầu tư bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ những người làm văn học, nghệ thuật, nhất là thế hệ trẻ; quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật Việt Nam ra thế giới...

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ tự hào với thành tựu nền văn học, nghệ thuật nước nhà, đặc biệt là từ khi có Đảng; cho rằng văn học, nghệ thuật đã thực hiện tốt sứ mệnh của mình đối với đất nước, nhân dân, góp phần và cùng dân tộc vươn lên.

Trong quá trình phát triển, mặc dù có những thăng trầm, song luôn luôn xuất hiện những tác giả, tác phẩm xuất sắc, góp phần khắc họa giá trị con người Việt Nam, xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam, khơi dậy sức mạnh nội sinh to lớn của dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Văn học, nghệ thuật đã truyền tải sâu sắc, toàn diện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần làm cho nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, đất nước ngày càng phát triển, nhất là sau 35 năm đổi mới, để có cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay.

Thành tựu đó có được là do văn học, nghệ thuật nước nhà đã bám sát đường lối của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng; xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong toàn lực lượng để phát huy những giá trị cốt lõi của mình và khắc phục, vượt qua những hạn chế; đặc biệt nhờ có sự ủng hộ, quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, nhất là của nhân dân đối với giới văn học, nghệ thuật.


 

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN


Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập như gần đây chưa có những tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm với sự cố gắng của nhân dân ta, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước ta trên trường quốc tế. Đơn cử, trong thời gian vừa qua khi cả nước chung tay phòng, chống dịch COVID-19, song chưa có những tác phẩm văn học, nghệ thuật khắc họa được sự khốc liệt của dịch bệnh cũng như sự kiên cường, hy sinh, đoàn kết, đòng lòng của cả dân tộc, góp phần cổ vũ, tạo cảm hứng, khơi dậy sức mạnh nội sinh to lớn để chiến thắng dịch bệnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, văn hóa là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh, là động lực và mục tiêu của phát triển và bảo vệ tổ quốc, trong đó văn học, nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, là tinh túy của văn hóa. Văn học, nghệ thuật góp phần hướng con người đến “chân, thiện, mỹ” và đây cũng là giá trị cốt lõi của dân tộc ta.

Thủ tướng đặt vấn đề: trước đây, khi dân tộc có những khó khăn, song văn học, nghệ thuật hết sức phát triển, góp phần truyền cảm hứng, tạo động lực, khơi dậy sức mạnh nội sinh để toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức; phải chăng khó khăn cũng là chất liệu, không gian tốt để giới văn học, nghệ thuật sáng tạo. Theo đó ngày nay giới văn học, nghệ thuật cầm tìm những chất liệu mới cho các sáng tác của mình.

Trên tinh thần đó, người đứng đầu Chính phủ định hướng một số công việc mà văn học, nghệ thuật nước nhà cần thực hiện trong thời gian sắp tới. Thủ tướng đề nghị Liên hiệp hội và các hội viên tiếp tục đoàn kết, thống nhất, phát huy trí tuệ và tinh thần dân chủ để phát triển văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nội dung của Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa qua. Với mục tiêu phát triển văn hóa nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng phải ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa, nghệ thuật phải lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và động lực của sự phát triển.


 

 Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN


Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật cần hoàn thiện các kế hoạch, chương trình, hành động để thực hiện các nhiệm vụ của mình, hoàn thành sứ mệnh đối với đất nước, nhân dân. Trong đó văn học, nghệ thuật cần phục vụ 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra; tiếp tục xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; tăng cường hội nhập, với phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tan”; phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc; quảng bá hình ảnh, thể hiện tầm vóc đất nước trên trường quốc tế; đấu tranh trước các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch.

Trước mắt, Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật và các hội viên cần có nhiều sáng tác góp phần vào công tác phòng, chống COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội; chuyển đổi xanh; chống biến đổi khí hậu, già hóa dân số; phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch…

Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành liên quan phối hợp với Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật để hoàn thiện các chương trình, đề án trình Chính phủ. Trong đó lựa chọn một số vấn đề quan trọng, cấp bách và có hiệu quả để làm trước, lưu ý tới ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo điều kiện về cơ sở, vật chất, không gian sáng tạo cho giới văn học, nghệ thuật…

Theo Phạm Tiếp (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.