(GLO)- Không nản chí sau khi thất bại với việc chăn nuôi heo, cựu chiến binh Trịnh Kế Vượn (buôn Plei Gok, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có tại địa phương để trồng nấm rơm. Nghề mới này giúp gia đình ông thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí.
(GLO)- Những ngày đầu xuân 2024, chúng tôi có dịp trở lại làng Me (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, Gia Lai) gặp ông Nguyễn Đức Giang, một trong những người tiên phong trồng nhãn “ trái vụ” cung cấp thị trường trong dịp Tết mang lại nguồn thu nhập khá.
(GLO)- Những ngày Tết cổ truyền, chúng tôi trở lại làng Mor (xã Đak Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là một trong những ngôi làng phát triển cây cao su tiểu điền lớn nhất huyện Chư Păh, trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ đồng bào dân tộc Jrai từ nhiều năm nay.
(GLO)- Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng, chính quyền và người dân xã Ia Kdăm (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã chủ động liên kết với doanh nghiệp chuyển đổi diện tích lúa nước kém hiệu quả sang trồng bắp sinh khối nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
(GLO)- Thay vì canh tác các loại rau xanh phổ biến, một số hộ dân tại xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã chọn canh tác rau rừng (rau lủi) và tạo được nguồn thu nhập khá tốt nhờ mặt hàng ít cạnh tranh.
(GLO)- Sau Tết, các nhà vườn chuyên trồng mai ở Gia Lai đều hối hả trở lại công việc. Đây là thời điểm họ đón số lượng lớn các khách hàng chuyển mai đến gửi chăm sóc.
(GLO)- Từ 3 con thỏ giống New Zealand, sau gần 3 năm kiên trì gây dựng, mô hình nuôi thỏ thương phẩm của ông Nguyễn Văn Huých (làng Ô Rê 2, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) mang lại lợi nhuận gần 150 triệu đồng/năm. Không dừng lại ở đó, ông Huých còn giúp đỡ nhiều hộ dân trên địa bàn nhân rộng mô hình và liên kết hỗ trợ nhau về đầu ra sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
(GLO)- Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Ia Kênh (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía tím cho thu nhập cao gấp 5 lần.
(GLO)- Anh Nguyễn Quang Vũ được coi là một điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở làng Grang, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông. Hiện mỗi năm anh lãi hơn 200 triệu đồng từ 1,8 ha đất trồng cà phê xen bơ và sầu riêng
(GLO)- Sau 5 năm phá bỏ vườn hồ tiêu bị chết để trồng 200 cây cam Vinh, gia đình ông Hồ Đăng Thành (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, Gia Lai) đã có nguồn thu nhập khá ổn định.
(GLO)- Tận dụng diện tích 100 m2 sân nhà để trồng rau mầm, mỗi ngày, gia đình chị Nguyễn Thị Thu (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, Gia Lai) đưa ra thị trường khoảng 15-20 kg rau, thu lãi 300.000-400.000 đồng.
(GLO)- Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng mía, hồ tiêu, ớt… sang trồng hoa hồng mà gia đình anh Đinh Văn Đài (thôn 1, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, Gia Lai) có thêm nguồn thu nhập ổn định. Hàng năm, trừ các khoản chi, gia đình anh lãi 250-280 triệu đồng.
(GLO)- Cách đây 5 năm, ông Phan Đình Hanh (thôn 4, xã Ia Krai, huyện Ia Grai) quyết định bán hết đàn bò rồi gom tiền vào Đồng Nai mua 3 con nai xám trị giá 78 triệu đồng đem về nuôi lấy nhung. Đến nay, “nghề phụ“ này mang về cho gia đình ông khoản thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
(GLO)- Sau hơn 2 năm xuống giống, vườn na Thái 160 cây của gia đình anh Nguyễn Văn Sinh (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) đã cho thu bói, trừ chi phí còn lãi 70 triệu đồng.
(GLO)- Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở huyện Đak Pơ đã chủ động chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng na dai, quýt đường mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
(GLO)- Sau hơn 2 năm chuyển đổi diện tích đất trồng hồ tiêu sang trồng ổi Đài Loan, gia đình chị Lê Thị Lan (làng Ia Sa, xã Hbông, huyện Chư Sê, Gia Lai) đã có thêm một nguồn thu nhập ổn định khoảng 5 triệu đồng/tháng.
(GLO)- Nhiều năm nay, vườn ổi Đài Loan của gia đình bà Vũ Thị Vừng (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) được nhiều người biết đến. Với giá bán khoảng 15 ngàn đồng/kg, vườn ổi 150 gốc của gia đình bà Vừng cho thu nhập không dưới 70 triệu đồng/năm.