(GLO)- Nhờ canh tác cà phê theo hướng hữu cơ, gia đình ông Huỳnh Thông (thôn 1, xã Diên Phú, TP. Pleiku) tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Với 5 ha cà phê, mỗi vụ, gia đình ông thu về từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.
Trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa gần 2.000 hộ nghèo ở tỉnh Kon Tum. Đồng thời, giúp hàng trăm hộ dân làm giàu, cá biệt thu nhập hàng chục tỷ đồng một năm.
(GLO)- Người xưa có câu: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” để nói về sự vất vả của những người làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Tuy nhiên, nghề này lại đang đem lại sự khấm khá cho nhiều nông dân ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Trồng giống mía Quế Đường từ năm 2015 đến nay, hộ bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) thu nhập ổn định gần nửa tỷ đồng/năm.
(GLO)- Cả năm mới được dịp “ăn nên làm ra” nên thay vì nghỉ ngơi sum vầy với người thân trong 3 ngày Tết, nhiều người đã chọn bán dạo các mặt hàng đồ chơi, thức uống... để kiếm thêm thu nhập.
(GLO)- Những năm gần đây, bà con nông dân huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tích cực chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.
(GLO)- Nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc kết hợp với phủ bạt ni lông xung quanh gốc để ép cây sầu riêng ra hoa, đậu quả trái vụ, nhiều nhà vườn ở xã Sơn Lang (huyện Kbang) dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, mang lại thu nhập gấp 1,5 lần so với chính vụ.
(GLO)- Năm 2020, Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Food Việt Nam triển khai trồng thử nghiệm khoai tây tại huyện Đak Đoa và Chư Sê (tỉnh Gia Lai). Qua thu hoạch cho kết quả tích cực với năng suất bình quân đạt 26 tấn/ha, có nơi đạt 32 tấn/ha giúp người dân có thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/vụ.
(GLO)- Với việc lựa chọn mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi đã mang lại cho gia đình anh Nguyễn Quốc Sáu (thôn Tân Tiến, xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) nguồn thu hơn 500 triệu đồng/năm. Nguồn thu còn tăng trong những năm tiếp theo khi 6 ha cà phê tái canh bước vào kinh doanh.
Anh Lê Hữu Phước tại thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An, (tỉnh Phú Yên) là người mạnh dạn tiên phong chuyển đổi đất trồng lúa bấp bênh sang trồng đậu cô ve. Đậu cô ve anh Phước trồng cây nào cũng ra trái quá trời, vợ chồng anh hái mỏi cả tay...
(GLO)- Thời gian qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã vươn lên thoát nghèo, từng bước tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
(GLO)- Những năm qua, nhiều nông dân xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Trong đó, nhiều hộ trồng nhãn có nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(GLO)- Năm 2019, khi giá cà phê bấp bênh, dịch bệnh xảy ra trên đàn heo, gia đình ông Lê Đình Hùng (thôn Ia Hét, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã quyết định thử sức với việc trồng hoa cúc. Trước khi đưa các giống hoa cúc về trồng tại vườn nhà, gia đình ông đã sang tận tỉnh Lâm Đồng mua đất để trồng thử nghiệm.
(GLO)- Trước đây, gia đình chị Tươi chuyên trồng bắp nếp. Tuy nhiên, loại bắp này ngày càng rẻ, khó tiêu thụ do cung nhiều hơn cầu. Năm 2019, sau khi tham dự một hội thảo về giống cây trồng, chị quyết định chuyển đổi 2 sào rẫy sang trồng giống bắp tím Nữ hoàng.
(GLO)- Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng đa canh cây trồng của hộ gia đình ông Trần Văn Xuân (làng Bối, xã Hòa Phú, huyện Chư Pah, Gia Lai), được xem là hướng đi mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ mô hình này, mỗi năm mang lại nguồn thu cho gia đình ông gần 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí đầu tư sản xuất.
(GLO)- Xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi. Phát huy lợi thế này, nhiều mô hình chăn nuôi được hình thành, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, nổi bật là mô hình chăn nuôi dê của anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Linh Nham và mô hình trang trại bò của anh Đặng Thanh Nghiêm ở thôn Hrak cho thu nhập mỗi năm hơn 500 triệu đồng.
Với diện tích 20 ha, trong vườn măng cụt 20 năm tuổi, ông Trần Quang Đông (Đắk Nông) trồng xen “lung tung“ nào sầu riêng, nào là bơ, rồi cam, quýt... và rất nhiều cây rừng khác. Kỳ lạ, ông Đông nuôi tham vọng biến trang trại của mình thành vườn cây, vườn quả, vườn rừng như một hệ sinh thái tự nhiên.
Những triền đồi dốc được anh Mai Văn Đông (40 tuổi, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) múc thành ruộng bậc thang sau đó trồng bạt ngàn cây atiso. Với loại cây trồng bôn trổ như hoa sen này, chỉ riêng bán lá thôi anh Đông đã bán được với giá 2.500 đồng/kg. Ngoài ra, chủ nhân của khu vườn còn bán được cả hoa, thân, rễ của cây atiso.
Hơn 40 năm chăn nuôi thủy sản, sinh vật mới với nhiều chủng loại khác nhau, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, lão nông Ngô Hữu Phước (64 tuổi, ngụ ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đột ngột mở trang trại sản xuất trứng ruồi đen, ruồi thương phẩm đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế bất ngờ và đầy lạc quan.
(GLO)- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi trên địa bàn huyện Krông Pa, Gia Lai thời gian qua đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Qua đó, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, thậm chí làm giàu trên chính quê hương mình.
Trong khi hầu hết người dân xung quanh chọn bò là vật nuôi chính để phát triển kinh tế thì gia đình anh Vũ Văn Sơn (ở cụm 5, thôn 10, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) lại chọn cho mình hướng đi riêng bằng việc đầu tư nuôi hươu sao và dê. Mỗi năm, chăn nuôi hươu và dê mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập ổn định khoảng 350 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.