Thu nhập cao nhờ trồng rau bồ ngót

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân ở xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã đầu tư trồng chuyên canh cây rau bồ ngót, loại cây dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trung bình 1 ha rau bồ ngót đạt sản lượng 8-10 tấn, giá bán bình quân 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng/tấn.

  Vườn rau bồ ngót ở xã Ia Sol. Ảnh: T.B
Vườn rau bồ ngót ở xã Ia Sol. Ảnh: T.B

Những năm trước, mảnh vườn của ông Vũ Quý Nhâm (thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) thường chỉ trồng chuối, khoai lang, mì. Thấy cây rau bồ ngót phát triển khá nhanh, dễ trồng, lại ít bị sâu bệnh, ông Nhâm quyết định cải tạo lại đất, chuyển sang trồng loại cây này. Năm đầu tiên, ông không cắt bán mà để nuôi cây và nhân giống trồng nốt diện tích đất vườn còn bỏ trống xung quanh nhà. Hiện tại, diện tích vườn bồ ngót nhà ông lên đến 8 sào, lúc nào cũng có rau để bán. Ông Nhâm cho biết: “Cây bồ ngót rất phù hợp với đất ở Ia Sol, kỹ thuật trồng không khó, chỉ cần chọn cành có sức sống, giâm xuống đất, bỏ phân đúng thời hạn là cây có thể sinh trưởng tốt. Ưu điểm của loại cây này là ít bị sâu bệnh, hầu như không cần phun thuốc trừ sâu nên đây là loại rau rất an toàn”.

Theo ông Nhâm, cây bồ ngót ưa nóng nên vào mùa khô, cây phát triển nhanh, khoảng 35 ngày là cho thu hoạch; vào mùa mưa, cây phát triển chậm hơn, khoảng 45 ngày mới thu hoạch 1 lứa. Khác với những cây trồng khác, bồ ngót có thể thu hoạch quanh năm, trung bình khoảng 6-8 lứa/năm, thời gian thu hoạch tối đa là 5 năm, sau đó mới phá bỏ để trồng lại. Sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ được thương lái đến tận vườn thu mua. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, rau bồ ngót ở xã Ia Sol còn được cung cấp cho thị trường các tỉnh Kon Tum, Bình Định, Phú Yên.

Không chỉ gia đình ông Nhâm, nhiều hộ ở xã Ia Sol cũng đã thoát nghèo nhờ chuyên canh cây rau bồ ngót. Anh Đinh Văn Vịnh-Bí thư Đoàn xã Ia Sol cho biết: “Rau bồ ngót bán rất được giá, trung bình khoảng 3.000 đồng đến 5.000 đồng/kg; những lúc rau đắt, khan hiếm thì giá bán từ 6.000 đồng đến 9.000 đồng/kg. Với 3 ha rau bồ ngót, sau khi trừ các khoản chi phí, một năm gia đình tôi thu lãi khoảng 50 triệu đồng. Thu nhập như vậy cao hơn nhiều lần so với trồng lúa”.

Hiện tại, mô hình trồng rau bồ ngót đã nhân rộng khắp địa bàn xã Ia Sol với tổng diện tích gần 10 ha, tập trung ở các thôn: Thắng Lợi 1, Thắng Lợi 2, Ia Jút.  Nhiều gia đình đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Cây rau bồ ngót đã giúp nhiều gia đình trong xã ổn định đời sống, xây được nhà mới khang trang, mua sắm được nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền.

Ông Phạm Tiến Lâm-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sol cho biết: So với các loại cây trồng khác ở địa phương, cây rau bồ ngót mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giá cả và đầu ra tương đối ổn định. Thời gian tới, UBND xã sẽ phối hợp với Trường Dạy nghề thị xã Ayun Pa tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng rau sạch cho nông dân nhằm giúp bà con nắm vững kỹ thuật canh tác, không sử dụng thuốc trừ sâu, bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, xúc tiến xây dựng hợp tác xã sản xuất cây rau bồ ngót nhằm liên kết, xây dựng thương hiệu rau bồ ngót sạch ở xã Ia Sol.

 Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.