Thử nghiệm vắc xin mRNA điều trị ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Vắc xin mRNA do hãng dược BioNTech (Đức) sản xuất điều trị ung thư phổi đầu tiên trên thế giới tên BNT116 đã bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 tại 34 địa điểm thuộc 7 quốc gia: Anh, Mỹ, Đức, Hungary, Ba Lan, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cụ thể, có tổng cộng khoảng 130 bệnh nhân ở nhiều giai đoạn bệnh khác nhau tham gia đợt thử nghiệm này.

Vắc xin BNT116 sử dụng công nghệ mới đột phá dựa trên mRNA-công nghệ đã được BioNTech sử dụng trong loại vắc xin Covid-19 phối hợp với hãng dược Mỹ Pfizer. Nó hoạt động bằng cách cung cấp cho hệ miễn dịch các dấu hiệu khối u từ bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) để “đào tạo” hàng phòng vệ tự nhiên này đủ khả năng chống lại các tế bào ung thư có dấu hiệu tương tự. Khác với phương pháp hóa trị, BNT116 sẽ không ảnh hưởng gì đến các tế bào khỏe mạnh.

Ông Janusz Racz là bệnh nhân đầu tiên được tiêm vắc xin mRNA điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện University College London (Anh). Ảnh: PA

Ông Janusz Racz là bệnh nhân đầu tiên được tiêm vắc xin mRNA điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện University College London (Anh). Ảnh: PA

Giáo sư-bác sĩ Siow Ming Lee đang làm việc tại Quỹ Tín thác Dịch vụ y tế quốc gia Anh (UCLH), đơn vị dẫn đầu thử nghiệm tại Anh, cho biết, vắc xin này sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới.

Bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm vắc xin này ở Anh là ông Janusz Racz, 67 tuổi, là một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo. Ông đã được chẩn đoán mắc bệnh khi đi khám tổng quát vào tháng 5 vì huyết áp cao và đã trải qua hóa trị và xạ trị. “Hóa trị rất khó khăn, tôi không muốn làm điều đó”, ông chia sẻ.

Chính vì vậy, ông đã lựa chọn tham gia thử nghiệm tiên phong về vắc xin điều trị ung thư phổi. Sau khi tham gia thử nghiệm, ông Racz cho biết, loại vắc xin mới khác hoàn toàn với các liệu pháp mà ông đã sử dụng trước đây.

Có thể bạn quan tâm