Thông qua quy chế quản lý kiến trúc thành phố Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 386/NQ-HĐND thông qua quy chế quản lý kiến trúc thành phố Pleiku.

Theo đó, mục tiêu của quy chế là để quản lý kiến trúc và thực hiện theo quy hoạch đô thị được duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, phù hợp với bản sắc văn hóa địa phương trong kiến trúc đô thị; làm cơ sở để quản lý, cấp giấy phép xây dựng; quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về kiến trúc của các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan hoạt động kiến trúc tại thành phố Pleiku.

Theo Quy chế, thành phố Pleiku định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, phù hợp với bản sắc văn hóa địa phương trong kiến trúc đô thị. Ảnh: Hà Duy
Theo Quy chế, thành phố Pleiku định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, phù hợp với bản sắc văn hóa địa phương trong kiến trúc đô thị. Ảnh: Hà Duy

Nguyên tắc quản lý kiến trúc trong đô thị Pleiku tuân thủ theo quy định của Luật Kiến trúc, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai, Luật Nhà ở; các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan; phù hợp với các định hướng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Pleiku, các đồ án quy hoạch đô thị, nông thôn đã được phê duyệt; đồng thời, bảo đảm kết hợp đồng bộ và hài hòa giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bảo đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy.

Về nguyên tắc đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù, việc xây dựng các công trình tại khu vực này phải phù hợp với quy hoạch đô thị, nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định pháp luật khác có liên quan; các khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn cần thực hiện các quy định về quy hoạch chuyên ngành và theo pháp luật di sản văn hóa. Đối với các khu vực đồi núi (núi Hàm Rồng, núi Tiên Sơn, núi Đá, núi Chư Á), hạn chế xây dựng, chỉ xây dựng các công trình đặc thù an ninh, quốc phòng, công trình điểm nhấn biểu trưng cho đô thị, công trình điểm nhấn cửa ngõ đô thị; đối với khu vực cảnh quan ven suối, hồ, vùng trũng miệng núi lửa âm, cần thực hiện theo quy hoạch đô thị, nông thôn được phê duyệt, ưu tiên sử dụng cho mục đích cộng đồng; đất rừng trong đô thị được quản lý theo quy định pháp luật về lâm nghiệp, hạn chế xây dựng, được phép khai thác du lịch dưới tán rừng theo Luật Lâm nghiệp và các quy định khác có liên quan.

Quy chế quy định, đối với các công trình đã được cấp giấy phép xây dựng (kể cả giấy phép xây dựng có thời hạn) trước ngày quy chế này có hiệu lực, trường hợp các tổ chức, cá nhân có yêu cầu thì được xem xét cấp giấy phép xây dựng mới nếu phù hợp với quy hoạch chi tiết hoặc quy chế này và đảm bảo các yêu cầu về an toàn công trình theo quy định pháp luật hiện hành. Đối với các công trình đã được xây dựng hợp pháp trước ngày quy chế này có hiệu lực thi hành nhưng không phù hợp với quy chế này thì được tồn tại theo quy mô hiện trạng. Trường hợp có nhu cầu xây dựng mới thì phải tuân thủ theo quy định tại quy chế này.

Có thể bạn quan tâm

“Nhiệm vụ kép”trong lĩnh vực đầu tư công

“Nhiệm vụ kép” trong lĩnh vực đầu tư công

(GLO)-Để công tác đầu tư công không bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Gia Lai đang tiến hành “nhiệm vụ kép”: vừa khẩn trương rà soát, tổng hợp các chương trình, dự án; vừa quyết liệt thực hiện mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ.

TP. Pleiku: Đối thoại với 4 hộ dân thuộc diện thu hồi đất Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông

TP. Pleiku: Đối thoại với 4 hộ dân thuộc diện thu hồi đất Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Ngày 20-5, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất TP. Pleiku đã tổ chức buổi làm việc, đối thoại và vận động 4 hộ dân thuộc xã Biển Hồ chưa đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để triển khai Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh quốc lộ 19).

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

(GLO)- Thời gian qua, người dân xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) sinh sống gần khu vực mỏ khai thác của Công ty TNHH Thương mại Tân Vĩnh Phát (xã Ia Nan) liên tục phản ánh về việc các xe ben chở đá từ khu vực mỏ ra quốc lộ 19B không được che đậy kỹ càng khiến đá vương vãi xuống lòng đường. 

Hiện nay, việc thu hút các hộ kinh doanh vào mua bán tại chợ đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.T

Hướng đi nào cho chợ dân sinh trong thời đại số

(GLO)- Chợ dân sinh (hay còn gọi là chợ truyền thống) từ lâu là phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, gắn kết cộng đồng, lưu giữ nét văn hóa. Thế nhưng, trước làn sóng mạng lưới bán lẻ hiện đại mở rộng, thương mại điện tử bùng nổ, chợ dân sinh đang đối mặt với thách thức lớn.