Phạt đến 1 tỉ đồng nếu xây nhà rồi mới xin giấy phép xây dựng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thực tế có không ít trường hợp chủ nhà sau khi hoàn thành xây dựng mới đi xin giấy phép. Nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, hành vi xây nhà không có giấy phép có thể bị xử phạt theo quy định.
Đối với nhà ở thuộc khu vực hoặc trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải có giấy phép trước khi khởi công. Ảnh: LĐO

Đối với nhà ở thuộc khu vực hoặc trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải có giấy phép trước khi khởi công. Ảnh: LĐO

Trường hợp xây nhà không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể, theo Khoản 7, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt đối với công trình không có giấy phép xây dựng được quy định như sau:

- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ:

+ Vi phạm lần đầu: Từ 60 - 80 triệu đồng.

+ Tiếp tục vi phạm (trước khi có quyết định xử phạt): Từ 100 - 120 triệu đồng.

+ Đã bị xử phạt mà tái phạm (chưa đến mức xử lý hình sự): Từ 120 - 140 triệu đồng.

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc công trình xây dựng khác:

+ Vi phạm lần đầu: Từ 80 - 100 triệu đồng.

+ Tiếp tục vi phạm (trước khi có quyết định xử phạt): Từ 120 - 140 triệu đồng.

+ Đã bị xử phạt mà tái phạm (chưa đến mức xử lý hình sự): Từ 140 - 160 triệu đồng.

- Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng:

+ Vi phạm lần đầu: Từ 120 - 140 triệu đồng.

+ Tiếp tục vi phạm (trước khi có quyết định xử phạt): Từ 400 - 500 triệu đồng.

+ Đã bị xử phạt mà tái phạm (chưa đến mức xử lý hình sự): Từ 950 triệu - 1 tỉ đồng.

Trường hợp công trình đang thi công xây dựng mà không có giấy phép thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền có trách nhiệm:

- Lập biên bản vi phạm hành chính.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

Đồng thời, người có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.