Phạt đến 1 tỉ đồng nếu xây nhà rồi mới xin giấy phép xây dựng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thực tế có không ít trường hợp chủ nhà sau khi hoàn thành xây dựng mới đi xin giấy phép. Nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, hành vi xây nhà không có giấy phép có thể bị xử phạt theo quy định.
Đối với nhà ở thuộc khu vực hoặc trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải có giấy phép trước khi khởi công. Ảnh: LĐO

Đối với nhà ở thuộc khu vực hoặc trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải có giấy phép trước khi khởi công. Ảnh: LĐO

Trường hợp xây nhà không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể, theo Khoản 7, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt đối với công trình không có giấy phép xây dựng được quy định như sau:

- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ:

+ Vi phạm lần đầu: Từ 60 - 80 triệu đồng.

+ Tiếp tục vi phạm (trước khi có quyết định xử phạt): Từ 100 - 120 triệu đồng.

+ Đã bị xử phạt mà tái phạm (chưa đến mức xử lý hình sự): Từ 120 - 140 triệu đồng.

- Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc công trình xây dựng khác:

+ Vi phạm lần đầu: Từ 80 - 100 triệu đồng.

+ Tiếp tục vi phạm (trước khi có quyết định xử phạt): Từ 120 - 140 triệu đồng.

+ Đã bị xử phạt mà tái phạm (chưa đến mức xử lý hình sự): Từ 140 - 160 triệu đồng.

- Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng:

+ Vi phạm lần đầu: Từ 120 - 140 triệu đồng.

+ Tiếp tục vi phạm (trước khi có quyết định xử phạt): Từ 400 - 500 triệu đồng.

+ Đã bị xử phạt mà tái phạm (chưa đến mức xử lý hình sự): Từ 950 triệu - 1 tỉ đồng.

Trường hợp công trình đang thi công xây dựng mà không có giấy phép thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền có trách nhiệm:

- Lập biên bản vi phạm hành chính.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

Đồng thời, người có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.