Thống nhất phương án bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- TTO cho biết, ngày 27-5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án Chính phủ trình Quốc hội xem xét mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần.

Cụ thể, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. Ảnh: Gia Hân

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. Ảnh: Gia Hân


Trường hợp bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1-1-1995 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của năm cuối trước khi nghỉ hưu. Với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-1995 đến 31-12-2000 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Trường hợp bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2001 đến 31-12-2006 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Người lao động bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2007 đến 31-12-2015 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Với trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1-1-2016 đến 31-12-2019 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu; bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1-1-2020 đến 31-12-2024 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Trường hợp bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1-1-2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH.

Có thể bạn quan tâm

Bộ VH-TT-DL đề xuất viên chức ngành nghệ thuật là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Bộ VH-TT-DL đề xuất viên chức ngành nghệ thuật là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Bộ VH-TT-DL đề xuất xây dựng chính sách đối với viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc "Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" được xem xét về hưu sớm theo nguyện vọng
Thêm gánh nặng cho người lao động

Thêm gánh nặng cho người lao động

Hai ngày qua, đề xuất của ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra trình Quốc hội về cơ chế bổ sung bảo vệ người lao động (NLĐ) trong trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) không còn khả năng đóng BHXH đang tạo sóng dư luận.
Trụ đỡ an sinh vững bền

Trụ đỡ an sinh vững bền

Thị trường lao động ở nước ta đã xuất hiện nhóm người lao động mới (người vừa là NLĐ vừa là chủ sử dụng lao động..., vì vậy cần nghiên cứu bổ sung các đối tượng này tham gia BHXH.