Thơ vui ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không cấm bia rượu nhưng phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ là chính sách đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Dù vậy, vẫn còn không ít trường hợp vi phạm bị ngành chức năng xử lý nghiêm và còn bao nhiêu chuyện bi hài khác. Quanh chuyện bia rượu khi Nghị định 100 ra đời, chúng tôi xin giới thiệu đôi dòng thơ vui ngõ hầu phục vụ bạn đọc lúc Tết đến Xuân về. 
Nói không với rượu bia ở giới trẻ (ảnh minh họa trên internet)
Nói không với rượu bia ở giới trẻ (ảnh minh họa trên internet)
Nỗi lòng Tết không bia rượu
tết này không rượu cũng không bia 
ông chẳng làm sao phải lụy phiền
chẳng phải nỉ non khi gặp ...ảnh (cảnh sát giao thông)
vò đầu bứt tóc bộ nan nguy.
tết này không rượu cũng không bia
chẳng phải sợ lo vợ mắng bừa:
"tối ngày chỉ có nhậu với nhẹt
chẳng tích sự gì, đáng mặt chưa ".
tết này không rượu cũng không bia
chẳng tốn tiền chi, sức khỏe thừa
thời gian ta ngắm phường cùng phố
phủ phê trà lá sáng chí trưa.
tết này không rượu cũng không bia
loanh quanh sao có lắm thứ thừa
thừa mồi, thừa nước, thừa bia rượu
thừa trời, thừa đất, thừa... tứa lưa
tết này không rượu cũng không bia
vào ra bứt rứt, giận cả người   
bứt rứt nhìn thời gian...chó chạy
đây còn bia rượu, nuốt sao trôi
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...