Thơ trẻ trên mỗi hành trình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc sống này dù không thể bé lại nhưng bạn vẫn có nhiều cách để giữ cho mình tâm hồn trẻ thơ...

1. Ca khúc Trốn tìm của nghệ sĩ Đen Vâu vừa ra mắt đã nhận được đông đảo sự đồng cảm và chia sẻ từ mọi người. Chỉ trong 24 giờ đầu tiên sau khi đăng tải trên YouTube, Trốn tìm đón nhận hơn 8 triệu lượt xem.

Vẫn với phong cách sản xuất quen thuộc, Đen Vâu xây dựng clip với các hình ảnh có phần nên thơ, nối tiếp nhau chậm rãi, giàu cảm xúc và đặc biệt ẩn chứa rất nhiều tầng nghĩa. Còn ca từ, càng nghe càng thấm, càng ngẫm càng thiết tha. Có lẽ hàng triệu người nghe đều nhìn thấy bóng dáng mình khi thưởng thức những ca từ: “Niềm cô đơn của những người trưởng thành. Là khi muốn trốn nhưng không ai tìm. Nhiều khi ta muốn ta được bé lại. Để khi đi trốn có người đi tìm”.

Thực ra, để viết về nỗi cô đơn ở tuổi trưởng thành, trước Trốn tìm của Đen Vâu, đã có rất nhiều nhạc phẩm khác khiến người nghe day dứt. Còn nhớ, tầm 5 năm về trước, lúc ca khúc Khi người lớn cô đơn của Phạm Hồng Phước ra mắt, một sớm thức dậy, tôi giật mình vì Newfeed hiện lên hàng chục dòng trạng thái na ná nhau của bạn bè. Những người bạn trẻ tuổi của tôi, họ tốt nghiệp ra trường, sau vài ba năm bôn ba mưu sinh, lập gia đình sinh con đẻ cái ở bốn phương trời, trở thành những người có điều kiện công việc, gia đình, tài chính, sức khỏe khác nhau, thế nhưng tâm trạng của họ hầu như đều đang gặp nhau ở một điểm. Đó là sự cô đơn, mệt mỏi, lạc lõng giữa chốn đông người. Có lẽ cuộc sống đang ít nhiều vây bọc lấy họ bởi những bức tường: Bức tường bận rộn, bức tường ngại chia sẻ, bức tường hoài nghi…


 

 Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG


2. Tôi luôn tin rằng, trong kho từ vựng cần ghi nhớ của trẻ em sẽ không có chỗ cho từ “cô đơn”. Những đứa trẻ có lúc buồn, đau, tức giận..., nhưng cô đơn thì không. Bởi cô đơn là một khái niệm phức tạp, não trạng trong sáng và đơn giản của bọn trẻ rất khó để tiếp nhận, đọc hiểu. Vậy nên, chỉ có người lớn mới cô đơn. Trẻ em nếu đói thì đòi ăn, khát thì đòi uống, đau đớn ở đâu thì nhờ cha mẹ vỗ về. Cha mẹ bận thì chúng tìm ông bà, nhờ chú, nhờ dì... Còn những người lớn vô tư, có tâm hồn trẻ thơ chắc cũng như những đứa trẻ to xác. Đó là những người mang đến sự phiền phức nhưng họ cũng đầy dễ thương, trong trẻo. Ở bên họ, ta bận rộn hơn, mệt mỏi hơn nhưng đồng thời học được những bài học quý giá về sự tương tác, nhận - cho. Mà cuộc đời này, ngoài niềm vui từ việc nhận lại thì cho đi cũng là một hành vi giúp lan tỏa những sức mạnh diệu kỳ.

3. Vợ chồng bạn tôi là những người ưa đi du lịch. Sau những cuộc hành trình, họ thường mang về những món quà thật đặc biệt, đó là những câu chuyện. Một lần, họ kể : “Chúng tôi đi xe buýt từ Melbourne dọc theo tuyến Great Ocean Road, được mệnh danh là con đường đẹp nhất của Úc, rồi vòng về Melbourne. Anh tài xế xe buýt là người đàn ông trạc tuổi, ăn mặc cực kỳ lịch sự, khỏe khoắn, hàm râu được cạo nhẵn bóng và đeo một micro để thuyết minh khi chúng tôi ngang qua hoặc sắp đặt chân đến những danh lam thắng cảnh.

Anh chàng lái xe làm tôi không thể nào quên bởi giọng thuyết minh hay như hát. Mỗi khi xe dừng, anh đều đứng ở cửa lên xuống, nở một nụ cười thật tươi và đưa tay mời chào như kiểu quý tộc, hoặc sẵn sàng hỗ trợ mấy vị khách cao tuổi bước xuống xe. Anh luôn có kẹo, đồ ăn thức uống ở trên xe, luôn bày ra ở một góc dễ nhìn thấy để bất kỳ ai cũng có thể dùng mỗi khi cần. Đó là người tài xế thông minh, vui tính, trong trẻo và tận tụy. Anh hạnh phúc và mang đến niềm hạnh phúc cho người khác. Và những hành khách trên chuyến xe đó đến từ khắp nơi trên thế giới, đủ sắc tộc, ngôn ngữ và màu da. Nhưng ai cũng hào hứng và hồ hởi, khi cần họ sẽ kết nối cùng nhau bằng… những ngôn ngữ cơ thể rất dễ thương”.

Thế đấy, cuộc sống này dù không thể bé lại nhưng bạn vẫn có nhiều cách để giữ cho mình tâm hồn trẻ thơ. Một trong những cách đơn giản nhất: Hãy sống chậm lại để phá dỡ những bức tường bận rộn, ngại chia sẻ.

 

MINH THI

(Dẫn nguồn baodanang)

https://baodanang.vn/channel/5433/202105/tho-tre-tren-moi-hanh-trinh-3881970/

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.