Thơ ra trận của một người lính "Tàu không số"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông là Nguyễn Huy Đăng-con trai của cố Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan. Với hoàn cảnh xuất thân, đi du học hay tìm một công việc an nhàn có lẽ là điều không khó nhưng ông đã chọn làm người lính “Tàu không số” với hành trang ra trận là những vần thơ. Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Gia Lai Nguyễn Thanh Bình-em trai ông-kể rằng: Mãi đến khi ông mất, người chị dâu thu dọn những di vật của chồng mới thấy cuốn sổ thơ này.
Đó là một cuốn sổ cỡ nhỏ đóng bằng loại giấy kẻ ngang mà học sinh thời trước hay dùng. Nét chữ chân phương, nắn nót bằng mực Cửu Long, cũng là thứ mực thân thuộc với bao thế hệ học sinh miền Bắc. Tính từ bài thơ mở đầu ghi ngày 7-2-1969 cho đến bài cuối-tháng 5-1977, tôi đếm được 100 bài tất cả. Từ một cậu học trò cấp II-III cho đến khi rời quân ngũ, trong khoảng 7 năm giữa bom đạn chiến tranh, giữa bao lần cận kề cái chết mới thấy vẻ đẹp tâm hồn của một “thế hệ vàng”-thế hệ thắng quân thù bằng truyền thống của một dân tộc “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa…”.
 Ông Nguyễn Huy Đăng. Ảnh: N.T
Ông Nguyễn Huy Đăng. Ảnh: N.T
Ông Nguyễn Huy Đăng sinh năm 1952, là con thứ 3 trong gia đình. Học lên cấp II (hệ 10 năm ngày trước ở miền Bắc), ông được đưa vào Trường Nguyễn Văn Trỗi là nơi dành cho con cán bộ cấp cao. Một suất du học nước ngoài hay chí ít là một công việc an nhàn có lẽ chẳng khó, nhưng với cha ông thì con cán bộ cũng phải bình đẳng, không có đặc quyền khi đất nước lâm nguy… Trước Nguyễn Huy Đăng, anh trai ông là Nguyễn Thanh Phong mới 16 tuổi, đang học dở cấp III đã trốn nhà đi bộ đội. Cùng con đường ấy bây giờ là Nguyễn Huy Đăng. Năm 1970, ông vào bộ đội hải quân. Từ năm 1971 đến 1972, là lính “Tàu không số” thuộc Đoàn 125, ông đã cùng đồng đội vận chuyển trót lọt 3 chuyến vũ khí vào Nam. Trở về vào Đại học Quân sự được 2 năm, ông lại theo lệnh tổng động viên lên đường giải phóng miền Nam, có mặt trong trận giải phóng Trường Sa. Sau giải phóng, ông về Bộ Tư lệnh Hải quân công tác một thời gian rồi phục viên với quân hàm Thiếu úy. Ông mất năm 2004 lúc mới 53 tuổi…
“Ta lớn lên giữa vườn hoa cộng sản/Tuổi thanh xuân can đảm tự hào/Gió lộng lòng son phơi phới giữa trời cao/Băng gian khổ ta vào đường cách mạng…”. Có lẽ, thế hệ trẻ ngày nay thật khó hình dung vì sao một thiếu niên mới 16 tuổi đã viết nên những dòng thơ già dặn, cháy bỏng nhiệt huyết như vậy? Chiếm một dung lượng khá lớn trong sổ thơ của ông là những vần thơ cháy bỏng nhiệt huyết, cháy bỏng khát khao được cống hiến cho một lý tưởng cao đẹp, một niềm tin mãnh liệt vào Đảng, Bác Hồ: “Ta đi giữa mùa xuân tràn ánh sáng/Mang trong lòng dáng vóc của non sông/Tình quê hương tha thiết cháy nồng/Tràn sức sống theo cánh buồm lộng gió…” (Tuổi 17). Tuy nhiên, cũng như bao bạn trẻ mới bước chân vào con đường gian khổ, tâm hồn “tiểu tư sản” của Nguyễn Huy Đăng không khỏi những giây phút yếu lòng. Ông thú nhận mình đã bao lần mơ “những tà áo màu thanh thiên thiếu nữ”, những giờ phút yếu đuối trước thử thách, khó khăn hay lẽ thường tình là nhớ mẹ, nhớ em… Nhưng rồi ông đã nhủ lòng gắng vượt lên tất cả: “Dòng sữa mẹ nuôi nhiều mơ ước/Cho con đi theo bước cha anh/Tình thương yêu gửi gió trong lành/Ru con đi vào đêm trường chiến đấu” (Bài thơ người lính).
Nhưng “lửa thử vàng”, phải trong hoàn cảnh gian nguy nhất, kề cận nhất giữa sự sống và cái chết mới là sự kiểm nghiệm chân xác lòng trung thành lý tưởng của một con người. Với Nguyễn Huy Đăng, đó là những tháng ngày lênh đênh trên “Tàu không số”. Có lẽ khỏi phải nói thêm nỗi hiểm nguy, gian khổ của những chiến sĩ làm nhiệm vụ đặc biệt này. Vậy mà thật lạ, trong thơ tuyệt không thấy ông than phiền nỗi gian nan hay tỏ ra dao động trên những chuyến tàu lẻ loi hàng tháng ròng trên biển cả, giữa sự rình rập của kẻ thù. Với ông, biển lúc nào cũng lung linh huyền diệu; ôm chứa cả một thế giới tâm hồn của quê hương đất nước. Nghe sóng vỗ mạn tàu, ông cảm giác “biển rì rầm như nhịp đập trái tim” và “hồi hộp như người yêu hẹn đến”. Nhiều lúc cảm giác biển với người chiến sĩ là những người bạn tâm giao tri kỷ: “Ta gọi biển tự đáy lòng giục giã/Một nỗi niềm yên ả đọng thành thơ”. Hay: “Ta ra đi có biển hiền yêu dấu/Tình nghĩa người như đất nặng phù sa”...
*
*      *
Quả thật là đọc thơ Nguyễn Huy Đăng, tôi cũng có cảm giác ông không có ý nghĩ mình làm thơ. Không một sự trau chuốt hay làm dáng, thơ ông gần như là nhật ký ghi vội những cảm xúc của mình. Đọc thơ ông do vậy tôi ít bị sự thuyết phục bởi giá trị văn chương mà là sự không cưỡng nổi của một sức hút-ấy là sức hút của một tâm hồn nồng cháy lý tưởng mà vô cùng lãng mạn. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đi qua được 44 năm. Khoảng lùi ấy càng cho ta thấm thía hơn vẻ đẹp tâm hồn của một thế hệ đã ra trận bằng cả trái tim. Và, ta bỗng hiểu sức mạnh nào đã cho dân tộc ta chiến thắng!   
 NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.