Thích ứng thời giám sát nồng độ cồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Làng nấu rượu Phú Lộc (thôn Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) có truyền thống hơn 500 năm, đỉnh điểm có cả nghìn hộ nấu rượu, có hộ bán hàng chục nghìn lít/năm.

Khi thực hiện chủ trương kiểm soát nồng độ cồn và rộng hơn là sự thay đổi xu hướng, định lượng của dân nhậu, xu thế làm ăn, nghề nấu rượu ở Phú Lộc rơi vào tình thế sống còn. Nhưng lạ là, trong cuộc đổi thay theo hướng văn minh đó, dân Phú Lộc uyển chuyển thích ứng, thậm chí ra chiều ủng hộ…

Vang bóng một thời

Cùng rảo bước đi tham quan đền thờ bà Nghi Địch- bà tổ nghề nấu rượu của thôn Phú Lộc, ông Trần Văn Huy, công chức phụ trách nông nghiệp xã Cẩm Vũ chia sẻ, thôn Phú Lộc có hơn 1.200 hộ. Thời kỳ thịnh vượng, làng có 80% hộ làm nghề nấu rượu, nuôi lợn; tức khoảng gần 1.000 hộ nấu rượu.

Ngôi đền nơi thờ bà Nghi Địch tổ nghề nấu rượu Phú Lộc.

Ngôi đền nơi thờ bà Nghi Địch tổ nghề nấu rượu Phú Lộc.

Nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dịch lợn tai xanh, dịch tả lợn châu Phi; và mới đây nhất là việc Nhà nước siết chặt việc kiểm soát nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông, rượu không tiêu thụ được nhiều, dẫn đến nhiều người dân đã bỏ nghề. Chính gia đình ông Huy cũng bỏ nghề không nấu rượu hơn một năm nay. Các con của ông vào các nhà máy làm việc, còn vợ trông cháu và chăm chút ruộng vườn.

“Giám sát nồng độ cồn khi tham gia giao thông tác động đến làng nghề truyền thống là khó tránh. Nhân dân không tiếp tục theo nghề cũng không có tác động nhiều đến đời sống vì những người trẻ họ đều đi làm công nhân ở các nhà máy, còn người già thì chăm lo ruộng vườn, nên đời sống nhân dân vẫn ổn định”.

Ông Đào Đức Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Vũ

Đi trên đường trục chính của thôn Phú Lộc, ông Huy kể, những năm trước vào những ngày trước và sau Tết Nguyên đán, trên các con đường này luôn nhộn nhịp người đi lại, xe cộ tấp nập ra vào chở gạo, rượu. Nghề nấu rượu trở thành hồn cốt của quê hương. Nhưng giờ đây “Đường làng, ngõ xóm vắng tanh, không còn mùi hương của rượu nếp thoang thoảng được lên men bằng loại men gia truyền của các cụ ngày xưa lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sinh kế của người Phú Lộc thay đổi để lại sau lưng những ký ức về một làng nấu rượu gia truyền nức tiếng”, ông Huy bồi hồi.

Chăn nuôi phái sinh từ nấu rượu mang lại thu nhập cho người dân.

Chăn nuôi phái sinh từ nấu rượu mang lại thu nhập cho người dân.

Ông Huy nhớ nằm lòng rượu Phú Lộc được lên men bằng loại men truyền thống của cụ tổ nghề để lại. Men được làm từ gạo xay, phối trộn với 21 loại thảo dược như: quế, hồi, cam thảo, cát cánh, xuyên khung… Nguyên liệu nấu rượu Phú Lộc thường là nếp cái hoa vàng, một giống lúa nếp truyền thống được gieo cấy tại các huyện Kinh Môn, Kim Thành (tỉnh Hải Dương).

Ông Huy cho biết thêm, để được sản phẩm chất lượng, người nấu phải thực hiện quy trình kéo dài khoảng 15 ngày và trải qua nhiều công đoạn. Lúa nếp phơi già, xay trật vỏ, sảy sạch trấu, không giã, mang nấu cơm vừa độ dẻo, cho ra nia, khi nguội xếp vào thúng. Xung quanh thúng lót lá chuối; cứ một lượt cơm lại rắc một lượt men đã tán nhỏ, xếp xong đậy kín bằng bao tải đặt thúng lên trên chậu sành, để vào chỗ kín gió. Khoảng 5-6 ngày, cơm men có mùi thơm, nước chảy xuống chậu chừng nửa lít thì cho vào hũ, đổ thêm 15 lít nước sạch vào ngâm 6 - 7 ngày nữa, rồi mang chưng cất.

Thích ứng

Chúng tôi ghé thăm gia đình ông Vũ Đình Thuần (70 tuổi). Ông là đời thứ 5 làm nghề nấu rượu, nuôi lợn. Ông Thuần chia sẻ, ông được sinh ra và được nghe mẹ ầu ơi bên nồi rượu, ông có biết bao ký ức khó quên trong mấy chục năm làm nghề. Nghề này cũng mang đến cho ông cuộc sống đủ đầy, lo cho 3 người con học tập nay đã trưởng thành, trở thành các bác sỹ đang công tác tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội.

Khung cảnh làng nấu rượu truyền thống Phú Lộc vắng tanh ngày sau Tết.

Khung cảnh làng nấu rượu truyền thống Phú Lộc vắng tanh ngày sau Tết.

Trước năm 2019, mỗi tháng, ông nấu hơn 3 nghìn lít rượu và mỗi năm ông cung cấp ra thị trường hơn 20 nghìn lít. Nhưng đến thời điểm hiện nay, vào vụ cao điểm Tết, ông chỉ nấu 1 nghìn lít rượu mỗi tháng. “Nấu rượu hiện nay không mang lại lợi nhuận, mà chỉ duy trì sản xuất để lấy bỗng nuôi lợn. Nếu trời thương, lợn không dịch bệnh, người dân có cuộc sống tốt, có thu nhập. Còn không may, lợn gặp dịch thì trắng tay”, ông Thuần cho hay.

Rời nhà ông Thuần, chúng tôi đến Công ty TNHH rượu Phú Lộc. Vừa gặp anh Hoàng Hữu Vương, chủ doanh nghiệp, cho biết, làng chúng tôi mỗi năm nấu rượu 8 tháng, 4 tháng hè trời nắng nóng dừng sản xuất, nhưng năm nay, tôi cho dừng sản xuất sớm. “Thực hiện chủ trương của Nhà nước trong việc siết chặt nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông là nguyên nhân hàng đầu khiến lượng tiêu thụ rượu giảm. Năm 2023, lượng tiêu thụ rượu của công ty giảm 40% và không mở rộng được thị trường. Thậm chí, một số thị trường truyền thống của công ty cũng không tiêu thụ được sản phẩm”, anh Vương cho hay.

Để đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp, năm vừa qua, anh Vương đã chuyển hướng kinh doanh. “Xu hướng thị trường, tiêu thụ rượu tiếp tục giảm, nên doanh nghiệp cần tìm ra hướng đi mới để bù đắp doanh thu, phát triển doanh nghiệp và duy trì nghề cha ông để lại. Nếu để tổ nghề thất truyền thì thế hệ sau sẽ có lỗi với tổ nghề”, anh Vương chia sẻ.

Anh Vương cũng cho hay, việc cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bia rượu là rất tốt, rất văn minh, tiến bộ. Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia giảm trong Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua đó là điều đáng vui mừng. Đặc biệt, ngay chính dân làng Phú Lộc không phải chứng kiến người thân sử dụng rượu bia tham gia giao thông dẫn đến tai nạn; hàng xóm, láng giềng gây gổ đánh nhau để lại hậu quả thương tâm.

Theo những người dân của thôn Phú Lộc, việc linh hoạt chuyển đổi sinh kế là tất yếu. Ngoài ra, cùng với việc nhiều nhà máy khu công nghiệp được mở ra, thanh niên vào các nhà máy làm việc là hướng đi thích ứng, bền vững phù hợp với tình hình hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.