Thêm 7 ca COVID-19 từ châu Âu về, Việt Nam 349 ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế chiều 19-6 thông báo ghi nhận thêm 7 ca mắc mới COVID-19, đều từ châu Âu về Nội Bài (Hà Nội) trên chuyến bay VN2.
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN
Sau khi nhập cảnh, những người này đã được cách ly ngay tại Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hiện 7 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, không có nguy cơ lây ra cộng đồng.
Theo đó, bệnh nhân 343 là nữ, 27 tuổi, quê Cẩm Thủy, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Bệnh nhân 344 là nam, 52 tuổi, Nghi Thủy, Cửa Lò, Nghệ An.
Các bệnh nhân 345 (nữ, 39 tuổi), bệnh nhân 346 (nam, 6 tuổi), bệnh nhân 347 (nam, 6 tuổi), bệnh nhân 348 (nam, 39 tuổi), bệnh nhân 349 (nam, 12 tuổi) cùng có địa chỉ tại Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Như vậy đến thời điểm này Việt Nam ghi nhận tổng cộng 349 ca COVID-19, trong đó 209 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay, đã 64 ngày liên tiếp không có ca nhiễm trong cộng đồng.
Theo báo cáo của tiểu ban điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trong ngày 19-6 có thêm một bệnh nhân được công bố khỏi bệnh (bệnh nhân 322, nam, 31 tuổi, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TP.HCM), đưa tổng số ca khỏi bệnh cả nước lên 326. 
Hiện còn 23 ca đang điều trị, trong đó 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. 
Riêng bệnh nhân 91, nam phi công người Anh, tiếp tục có những hồi phục đáng kể: tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, tiếp tục tập đứng với sự trợ giúp của nhân viên y tế.
Bệnh nhân cai thở máy ngày thứ 6, đã tự thở với oxy hỗ trợ ở mức thấp 0,5 lít qua ống mũi, thở chậm hơn. Anh giao tiếp tốt bằng lời nói, tự ho khạc đàm qua miệng, sức cơ hai tay bình thường, sức cơ hai chân cải thiện 4/5.
Bệnh nhân tự ăn uống qua miệng, chỉ cần dùng thuốc kháng nấm, giảm đau và kháng đông dự phòng huyết khối.
Hiện phổi bệnh nhân đã hồi phục được 90%, thận, tim, gan, men tụy hồi phục như bình thường. Tay anh đã sử dụng được như bình thường, chân đã hồi phục được 4/5. Tiểu ban điều trị đánh giá bệnh nhân còn cần thêm ít thời gian nữa để phục hồi đáp ứng với gắng sức và chức năng vận động.
M.A (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

(GLO)- Loãng xương vốn được xem là căn bệnh của người cao tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng “trẻ hóa”. Không ít người trong độ tuổi 20-30 đã phải đối mặt với nguy cơ xương giòn, mật độ xương thấp do lối sống thiếu vận động, dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lạm dụng đồ uống có gas, cà phê.

Nỗ lực bao phủ vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng

Nỗ lực bao phủ vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng

(GLO)- Cùng với chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên, các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua đã mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa, kiểm soát và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm, tạo miễn dịch cộng đồng.

Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, Gia Lai ghi nhận 280 ca mắc

Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, Gia Lai ghi nhận 280 ca mắc

(GLO)- Tin từ Sở Y tế Gia Lai, từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 280 ca mắc sốt xuất huyết, không có tử vong. Hiện Gia Lai đã bước vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của véc tơ truyền bệnh, dự báo các ca mắc sốt xuất huyết sẽ tăng trong thời gian đến.

Trung Quốc phê duyệt lưu hành nội địa Vaccine Cecolin 9 ngừa HPV, tự sản xuất. (Ảnh: Global Times)

Sau Mỹ, Trung Quốc là quốc gia thứ hai tự sản xuất và cho phép lưu hành nội địa vaccine ngừa 9 chủng HPV

(GLO)- Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Việc Trung Quốc thành công nghiên cứu, sản xuất và cho phép lưu hành nội địa vaccine ngừa 9 chủng HPV, là cột mốc đáng chú ý trong cuộc chiến phòng chống ung thư ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.

Phát triển bút thông minh chẩn đoán bệnh Parkinson

Phát triển bút thông minh chẩn đoán bệnh Parkinson

Các nhà khoa học tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) của Mỹ vừa công bố một thiết bị chẩn đoán mới có thể thay đổi hoàn toàn cách phát hiện bệnh Parkinson – căn bệnh thoái hóa thần kinh đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới.

Giữ y đức sáng như gương Bác

Giữ y đức sáng như gương Bác

(GLO)- Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai là đơn vị điển hình của ngành Y tế trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thấm nhuần lời Bác dạy “Lương y phải như từ mẫu”, mỗi cán bộ, nhân viên của Bệnh viện đều nêu cao y đức, tận tâm trong chăm sóc, cứu chữa cho người bệnh.

COVID-19 gia tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo đủ thuốc điều trị

COVID-19 gia tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo đủ thuốc điều trị

Trước tình hình dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng trở lại tại một số tỉnh, thành phố, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi đến các đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm yêu cầu tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung thuốc phục vụ công tác phòng, chống dịch.

null