Thành phố cổ xưa bí ẩn bị chôn vùi dưới thủ đô Mexico chỉ vài mét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bên dưới thủ đô hiện đại của Mexico, một loạt các công trình như đền thờ, cung điện, sân bóng và nền văn minh của một vương quốc cổ đại đang được khai quật. 
Nằm sâu khoảng 7 mét bên dưới Nhà thờ chính tòa của thành phố Mexico City là một trong những ngôi đền lớn và lâu đời nhất ở khu vực Mỹ Latinh. Kể từ khi được khai quật cho đến nay, năm 2018 ngôi đền mới được mở cửa đón du khách và trở thành một trong những địa điểm du lịch thu hút tại Mexico.
Kênh BBC (Anh) đưa tin sau gần 500 năm sau khi người Hernán Cortés Tây Ban Nha chiếm đóng thủ đô Tenochtitlán của người Aztec, phần còn lại của đô thị cổ này vẫn bị chôn vùi dưới thành phố Mexico đến tận ngày nay. 
 
Các di tích cổ của người Mexica tiếp tục được khai quật tại trung tâm Thành phố Mexico. Ảnh: BBC
Người Tây Ban Nha bắt đầu xây dựng Nhà thờ Chính tòa vào năm 1573 phía trên ngôi đền linh thiêng của người Aztec (người dân thường gọi là đền thờ Mexica) như một biểu tượng cho sự chinh phục của họ.
Vào năm 1978, các công nhân điện lực vô tình phát hiện một tảng đá nguyên khối khổng lồ gần nhà thờ, sau đó khu vực được tiến hành khai quật trong suốt 5 năm. Ngôi đền đặc biệt Templo Mayor cũng đã được phát hiện trong cuộc khai quật này.
Việc phát hiện ngôi đền và các ghi chép cũ của người Tây Ban Nha về bản đồ thủ đô của người Mexica đã giúp các nhà khảo cổ xác định có thể có nhiều công trình cổ đại khác cũng bị chôn vùi gần đó. Công cuộc này đã truyền cảm hứng cho một loạt các cuộc khai quật đang diễn ra, mở ra nhiều manh mối về cuộc sống thời cổ đại của người Mexica.
 
Các nhà khảo cổ dựa vào các ghi chép cũ của người Tây Ban Nha và bản đồ thủ đô Mexica để tạo ra bản đồ thành phố cổ Tenochtitlan. Ảnh: BBC
Năm 1991, Chương trình Khảo cổ Đô thị (PAU) do nhà khảo cổ học Raul Barrera Rodriguez đứng đầu đã khai quật  khu đất rộng 500 m2 để tìm lại thành phố Tenochtitlan. Sau đó, nhiều công trình cổ trong trung tâm thành phố cũng dần được hé lộ. 
Năm 2015, các nhà khảo cổ từ PAU cũng đã khám phá ra một chiếc kệ gỗ dài 35 mét chứa sọ người mà người Mexica dùng để trưng bày hộp sọ của những người bị hiến tế. Đến năm 2017, có gần 700 hộp sọ đã được tìm thấy. Các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một khu vực vô cùng nhiều hố dùng để đặt các kệ gỗ đựng sọ này.
 
Hộp sọ của những người bị hiến tế được người Mexica trưng bày trong những chiếc kệ gỗ dài 35 cm. Ảnh: BBC
Cũng trong năm 2017, các nhà khảo cổ đã kêu gọi cải tạo một khách sạn trong trung tâm thành phố. Tại đây, họ khám phá ra một sân bóng cổ, nơi người Mexica chơi trò Juego fe Pelota bằng hông.
Đầu năm 2019, một số lễ vật hiến tế như bộ xương của cậu bé mặc trang phục Huitzilopochtli, vị thần chiến tranh Mexica, xương của báo đốm, các tầng vỏ sò và san hô cũng đã được tìm thấy tại khu vực này. Các nhà khảo cổ học tin rằng họ có thể tìm thấy lăng mộ của Ahuitzotl – hoàng đế Mexica trị vì từ năm 1486 đến 1502.
Các nhà chức trách Mexico hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với chủ sở hữu các tòa nhà nằm phía trên sân bóng, để những dấu tích này có thể được trưng bày trong các bảo tàng ngầm dưới lòng đất. 
Tuy nhiên, ngay cả khi biết được những thứ đang tồn tại dưới lòng đất, việc khai quật ở thủ đô Mexico không phải là điều dễ dàng bởi thành phố này ngày càng bị sụt lún và dễ bị động đất.
“Ở một số nơi trong thành phố, chúng tôi tìm thấy nước ở độ sâu 5m. Điều này có nghĩa là phần lớn trung tâm thành phố đang chìm khoảng 5 - 7 cm mỗi năm, thậm chí lên tới 40 cm mỗi năm ở một số khu vực khác. Chúng tôi có thể nhìn thấy các vết nứt trong các tòa nhà. Nhưng nếu chúng tôi đi theo các vết nứt đó, chúng tôi có thể tìm thấy một kim tự tháp”, nhà khảo cổ Barrera nói.
Nhiều tòa nhà ở trung tâm của đô thị ngày nay có chức năng tương tự cách đây gần 700 năm. Nhà thờ của người Tây Ban Nha được xây dựng trên đỉnh đền của người Mexica. Trong khi đó, Cung điện Quốc gia Mexico, nơi tổng thống đang sống cũng được xây trên tàn tích cung điện của Moctezuma II – vị hoàng đế Mexica bị sát hại trong giai đoạn đầu cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha.
 
Gần 700 năm sau, một số người Mexico vẫn kỷ niệm ngày thành lập thủ đô cổ đại của Mexico, Tenochtitlan. Ảnh: BBC.
Ông Barrera cũng cho biết một ngôi trường đại học đã được xây dựng tại nơi từng là ngôi trường của người Aztec. Bên cạnh đó, thành phố của người Mexica từng có một quảng trường trung tâm đóng vai trò tương tự quảng trường Zocalo thời nay.
Hải Vân (Báo Tin tức)

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.