Phát hiện một thành phố cổ có niên đại 5.000 năm tại Israel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khảo cổ phát hiện thành phố cổ tọa lạc trên diện tích 650.000m2 tại khu khai quật ở vùng Sharon, gần thành phố mới Harish.
Thành phố cổ có niên đại 5.000 năm. (Nguồn: jewishpress)
Ngày 6/10, Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) thông báo các nhà khảo cổ học nước này đã phát hiện một thành phố lớn có niên đại 5.000 năm cùng với đền thờ, công sự tại miền Trung nước này.
Các nhà khảo cổ phát hiện thành phố cổ tọa lạc trên diện tích 650.000m2 tại khu khai quật ở vùng Sharon, gần thành phố mới Harish.
Một vùng đô thị rộng lớn được quy hoạch từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 Trước Công nguyên (TCN) vào thời đại đồ đồng cùng với các khu dân cư, khu công cộng, đường phố và ngõ hẻm. Thành phố được bao quanh bằng các công sự dài khoảng 20m và cao 2m.
Tại khu vực công của thành phố, các nhà khảo cổ phát hiện một ngôi đền ấn tượng cùng với những tượng nhỏ hiếm thấy có mặt người và mặt thú.
Trong đền cũng có những mảnh xương động vật cháy xém đựng trong một bồn đá mà các nhà khoa học cho rằng đây là bằng chứng chứng tỏ nghi lễ hiến tế diễn ra.
Quá trình khai quật cũng giúp phát hiện 4 triệu mảnh gốm, công cụ đá lửa, bình bằng đá núi lửa... và một số công cụ có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại.
Thành phố được bao quanh bằng các công sự dài khoảng 20m và cao 2m. (Nguồn: jewishpress)
Ước tính khoảng 6.000 người từng sống tại thành phố cổ này, kiếm sống nhờ hoạt động nông nghiệp, duy trì quan hệ thương mại, văn hóa với các vùng miền và vương quốc khác nhau trong khu vực. Thành phố trên đã bị bỏ hoang vào thế kỷ thứ ba TCN mà không rõ lý do.
Các nhà khảo cổ gọi đây là một phát hiện lớn tại vùng này vào thời kỳ đồ đồng. Họ cho rằng thành phố này là một trong “những bước đầu tiên trong quá trình đô thị hóa” của nền văn hóa Canaanite thời đó.
Những phát hiện trên lần đầu tiên cho phép các nhà khoa học xác định được những đặc trưng văn hóa cổ đại của khu vực và những dấu vết còn lại chứng tỏ một xã hội có tổ chức.
Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.