Tháng 3 lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi công sở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 

Những ngày đầu tháng 3, nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai đồng loạt mặc áo dài truyền thống khi đi làm.

Các nữ cán bộ, nhân viên Bảo hiểm Bưu điện Gia Lai đồng loạt mặc áo dài trong giờ làm việc. Ảnh: Đức Thụy

Các nữ cán bộ, nhân viên Bảo hiểm Bưu điện Gia Lai đồng loạt mặc áo dài trong giờ làm việc. Ảnh: Đức Thụy

Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phát động từ ngày 1-3. Trong những ngày này, các nữ cán bộ, nhân viên Bảo hiểm Bưu điện Gia Lai đã tích cực hưởng ứng đồng loạt mặc áo dài trong giờ làm việc. Những sắc màu rực rỡ của tà áo dài khiến cho không gian nơi công sở thêm thanh lịch, trang trọng. Từ đó, công việc dường như hiệu quả hơn.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên-nhân viên Bảo hiểm Bưu điện Gia Lai-cho biết: “Tà áo dài trở thành niềm tự hào, biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Kể từ ngày phát động “Tuần lễ áo dài”, tôi và các chị em trong cơ quan đều mặc áo dài khi đi làm. Tôi tin rằng, những hành động nhỏ như vậy sẽ tạo nên vẻ đẹp nơi công sở cũng như tôn vinh giá trị truyền thống của tà áo dài Việt Nam trong đời sống xã hội hiện đại”.

Trong khi đó, là giáo viên mầm non, công việc chăm sóc trẻ khá bận rộn, việc mặc áo dài có hơi bất tiện, nhưng cô giáo Trần Thị Vinh-lớp chồi 6 (Trường Mầm non Hoa Hồng, TP. Pleiku) vẫn cảm thấy phấn khởi khi hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”. “Hoạt động này giúp lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi công sở. Hơn nữa, khi trẻ đến trường, nhìn cô giáo trong tà áo dài thướt tha sẽ hình thành trong tâm trí trẻ hình ảnh đẹp về chiếc áo dài Việt Nam. Từ đó, giúp trẻ thêm yêu quý trang phục truyền thống của dân tộc ngay từ thuở bé”-cô Vinh chia sẻ.

Phụ nữ huyện Chư Păh hưởng ứng "Tuần lễ áo dài". Ảnh: Đinh Yến

Phụ nữ huyện Chư Păh hưởng ứng "Tuần lễ áo dài". Ảnh: Đinh Yến

Cô Trần Thị Thủy-Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng (TP. Pleiku) cho biết: Hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”, 100% nữ cán bộ, giáo viên trong trường đã đồng loạt mặc áo dài ngay từ đầu tháng 3.

Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên nhắc nhở các cô giáo chuẩn bị cho mình những bộ áo dài phù hợp để cùng nhau chụp ảnh, lưu lại những khoảnh khắc đẹp để đăng trên Facbook, gửi cho bạn bè. Thực hiện nhiệm vụ đón trẻ đến trường, qua đó phụ huynh và các cháu hiểu rằng cô giáo mầm non cũng rất dịu dàng, duyên dáng trong tà áo dài khi chăm sóc các bé.

Phụ nữ xã Chư Á (TP. Pleiku) duyên dáng trong tà áo dài truyền thống. Ảnh: Đinh Yến

Phụ nữ xã Chư Á (TP. Pleiku) duyên dáng trong tà áo dài truyền thống. Ảnh: Đinh Yến

Không chỉ ở doanh nghiệp, đơn vị trường mầm non, nhiều cơ quan công sở, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh cũng hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” với nhiều hoạt động phong phú. Bà Nguyễn Thị Bảy-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Păh-cho biết: “Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8-3), Hội LHPN huyện Chư Păh tổ chức nhiều hoạt động, trong đó có Hội thi dân vũ với chủ đề “Phụ nữ duyên dáng, khỏe, đẹp” năm 2024 thu hút 300 chị em của 14 Hội LHPN các xã, thị trấn tham gia.

Cùng với đó, phát động phong trào “Tặng áo dài-trao yêu thương” cho cán bộ hội viên, nữ học sinh, sinh viên không có điều kiện mua áo dài. Qua đó, đã có 100 áo dài được gửi tặng đến các chị em”.

Chị Rơ Châm H’Ken-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Ka (huyện Chư Păh) bày tỏ: Dịp này, Hội LHPN xã tổ chức các hoạt động kỷ niệm và trao tặng áo dài cho các hội viên khó khăn ở 9 Chi hội thuộc 9 thôn, làng không có điều kiện mua áo dài.

Hàng ngày, các chị bận rộn với công việc nương, rẫy nhưng khi thôn, làng, xã, huyện tổ chức các sự kiện, các chị lại có dịp chưng diện những bộ áo dài xinh xắn. Qua đây cũng là việc làm để giữ gìn nét đẹp của áo dài truyền thống Việt Nam.

Phụ nữ TP. Pleiku trình diễn áo dài. Ảnh: Đinh Yến

Phụ nữ TP. Pleiku trình diễn áo dài. Ảnh: Đinh Yến

Bên cạnh đó, ở một số địa phương, Tuần lễ áo dài được chị em chuẩn bị khá công phu, người thì đặt may, người thì “săn” các mẫu mã đẹp trên mạng. Bà Nguyễn Thu Hương-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Á (TP. Pleiku) cho hay: Ngay từ những ngày đầu tháng 3, nữ cán bộ, công chức xã đều mặc áo dài đến công sở làm việc. Việc làm này khẳng định sự tự tin, chủ động của chị em, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi về giá trị của áo dài Việt Nam.

“Khi nói đến áo dài, ai ai trong chúng ta cũng nghĩ đến hình ảnh đẹp thướt tha, thùy mị, dịu dàng của người con gái Việt Nam. Dù là người Bahnar, Jrai hay người Kinh thì chúng ta đều là anh em một nhà, hòa chung một dân tộc Việt. Vì vậy, phải tôn vinh, bảo tồn áo dài-di sản văn hóa Việt Nam”-bà Hương bày tỏ.

Trao đổi với P.V, bà Rơ Chăm H’Hồng-Chủ tịch Hội LHPN tỉnh-cho biết: Với mong muốn “Tuần lễ Áo dài” nhận được sự tham gia của đông đảo hội viên, phụ nữ toàn tỉnh nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3) và 1984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố phối hợp Liên đoàn Lao động; Hội Phụ nữ lực lượng vũ trang vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ, nữ công chức, viên chức hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” bằng các hoạt động sáng tạo, thiết thực.

Cụ thể, Hội LHPN tỉnh tổ chức trưng bày áo dài với chủ đề “Tôi yêu áo dài Việt-Áo dài hương sắc Tây Nguyên”, đồng diễn dân vũ và Hội thi dân vũ “Phụ nữ Gia Lai duyên dáng, khỏe, đẹp” tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku... Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động của “Tuần lễ áo dài” trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh tuyên truyền của Hội. Phát động mặc áo dài trong ngày làm việc, dịp lễ hội, ngày kỷ niệm của địa phương và đất nước từ ngày 1 đến 8-3.

Cùng với đó, phát động phong trào “Tặng áo dài-Trao yêu thương” trong toàn tỉnh, đến nay đã nhận được 830 bộ áo dài và sẽ trao tặng miễn phí cho hội viên, phụ nữ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp 8-3 và 20-10; trưng bày áo dài với chủ đề “Tôi yêu áo dài Việt-Áo dài hương sắc Tây Nguyên”…

“Dù thời gian phát động chỉ hơn 1 tuần nhưng ở nhiều nơi, phong trào mặc áo dài vẫn tiếp tục được chị em phụ nữ hưởng ứng, lan tỏa. Những hoạt động ý nghĩa trên nhằm tôn vinh nét đẹp và khẳng định vị thế của chiếc áo dài trong đời sống xã hội, qua đó khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm gìn giữ Áo dài-Di sản văn hóa Việt Nam nói chung và giá trị văn hóa truyền thống thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng trong mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ”-Chủ tịch Hội LHPN tỉnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Chư Pưh tạo động lực giúp người dân thoát nghèo

Chư Pưh tạo động lực giúp người dân thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn vốn của Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025), huyện Chư Pưh đã triển khai các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo liên kết sản xuất để từng bước vươn lên thoát nghèo.