Thâm nhập đường dây mang thai hộ: Ăn, nằm và chờ…đẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với lời hứa trả công từ 350 - 400 triệu đồng, các đường dây môi giới mang thai hộ (MTH) hoạt động rầm rộ trên mạng xã hội tìm “con mồi”. PV Tiền Phong đã thâm nhập một đường dây dụ dỗ phụ nữ Việt vượt biên sang Trung Quốc cấy phôi, mang bầu rồi sinh nở.
 
Cò mồi hoạt động rầm rộ trên mạng xã hội tìm con mồi sang Trung Quốc mang thai hộ
Kỳ 1:  Tiếp cận “cò mồi” 
Với đủ chiêu trò, lời dụ dỗ ngon ngọt, chăm sóc tận tình, “cò mồi” “buông câu” những phụ nữ nhẹ dạ cả tin từ Hà Nội lên Lạng Sơn rồi vượt biên sang Trung Quốc. Không có gì bảo đảm, nhiều phụ nữ phó mặc tính mạng vào những lời cam kết qua mạng xã hội. 
Ðủ chiêu dụ “con mồi”
Để bắt sóng với những Tú Bà tuyển người mang thai hộ, chúng tôi dùng tài khoản facebook xin tham gia “Nhóm mang thai hộ và hiến trứng Bắc Nam”; Hội cần người (MTH+HT) lo trọn gói, Hà Nội + QC (Quảng Châu - PV) uy tín trách nhiệm. Trên dòng thời gian của nhóm tràn lan lời quảng cáo: Tuyển MTH tại Quảng Châu, giá 300 - 450 triệu đồng tuỳ vào độ tuổi. Nhận cả sinh mổ, sinh thường, bạn nào quan tâm inbox (nhắn tin riêng - PV).
Tính trung bình, cứ một giờ đồng hồ trên dòng thời gian lại xuất hiện “cò mồi” đăng tin tuyển người như trên. Hoạt động tuyển người MTH rầm rộ, với nhiều đường dây, hội nhóm cạnh tranh lẫn nhau. Dù người đăng tin tuyển người MTH dùng tài khoản facebook ảo nhưng chỉ cần “con mồi” bắt sóng, họ ngay lập tức hẹn gặp mặt, tư vấn, thuyết phục, chăm sóc tận tình để đưa người sang Trung Quốc.
Cuối tháng 9/2018, trong vai một bà bầu cơ nhỡ, PV Tiền Phong đến gặp chị Hiện - một môi giới chuyên tìm người MTH sang Campuchia cấy phôi về Việt Nam dưỡng chờ sinh và thu gom các bà bầu cơ nhỡ, sau đó môi giới “bán” lại trẻ sơ sinh. Theo lời hẹn, chúng tôi mang theo quần áo đến ngôi nhà 8 tầng nằm sâu trong làng Đình Thôn (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Từ bên ngoài, ngôi nhà cửa cuốn kín mít, muốn mở cửa vào nhà phải chấm vân tay. Phòng ở của chị Hiện nằm trong tầng 3 của ngôi nhà.
Sau vài câu hỏi tên, tuổi, địa chỉ, chị Hiện cho một phụ nữ khoảng 40 tuổi, tự giới thiệu tên Lan, là em gái sẽ lo việc cơm nước, chăm sóc bà bầu. Theo người phụ nữ này, tôi lên căn phòng trên tầng 8 của ngôi nhà. Căn phòng rộng chừng 12m2 chỉ vỏn vẹn một quạt, một giường, một tủ lạnh cũ. Tôi được sắp xếp ở cùng bà bầu tháng thứ 8, đang chờ sinh. Nằm áp mái, căn phòng nóng hầm hập như lò nung. Trên chiếc giá đựng đồ có 3 túi du lịch chứa quần áo, đồ dùng cá nhân của bà bầu kia, tôi và chị nấu cơm.
Hàng ngày, chị Lan đi chợ mua đồ ăn sáng như xôi, chuẩn bị cơm trưa, cơm tối cho chúng tôi. Mỗi khi muốn ra ngoài, chúng tôi phải xin phép chị Hiện, nếu chị Hiện vắng nhà, xin phép chị Lan. Mỗi bữa cơm gồm 1 món mặn, canh và một món rau xào. Chúng tôi chỉ quanh quẩn trong phòng và sân thượng khoảng 10m2 phía ngoài.
Ngoài thời gian nằm trên giường, chị Hoài bà bầu ở cùng tôi ngồi ngắm cảnh qua rào chắn ban công. Ánh mắt chị xa xăm, vô định. Lâu lâu, chị dùng đôi tay dài ngoằng tự đấm lưng, bóp chân qua cơn chuột rút của tháng cuối sắp sinh. Khuôn mặt chị buồn rầu, cả ngày không nói không rằng, lặng lẽ như cái bóng. Đồ uống bổ sung dinh dưỡng của chị chỉ là cốc nước đường chanh, thêm viên đá lạnh.
Sau 3 ngày ở cùng, dần quen chị Hoài mở lòng về hoàn cảnh của mình. Vốn đã lấy chồng, có một con gái nhưng khi mang thai đứa con thứ 2, chồng đánh đập, rồi cả 2 li hôn. Không đủ khả năng nuôi con, qua môi giới, chị Hoài tìm đến chị Hiện để nhờ.
“Thương con nhưng không đủ khả năng mình phải chấp nhận cho người khác nuôi con mình. Ở đây chỉ ăn, nằm rồi chờ đến ngày đẻ”, chị Hoài ngậm ngùi.
Để tránh bị dị nghị, ngoài căn phòng thuê trọ nơi tôi đang ở, chị Hiện còn một nhà trọ khác ở phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội).  Các cô gái sống ở phòng trọ bên Thanh Xuân chủ yếu mang thai hộ và đến từ các tỉnh miền Nam như Cần Thơ…
 
Vợ chồng chị Hạnh gặp thuyết phục người mang thai hộ tại quán cà phê ở Hà Nội 
Ăn, nằm và chờ…đẻ
Men theo người đăng lời quảng cáo trên facebook, chúng tôi vào nhắn tin liên tục để thể hiện mình thực sự đang muốn MTH và có tiền chi tiêu. Sau vài thông tin như tuổi đời, đã sinh thường hay sinh mổ chưa và gửi ảnh cá nhân, “cò mồi” có tên facebook ảo Nắng Hạ hẹn tôi gặp mặt trực tiếp để trao đổi ở một quán café trên phố Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội).
Đúng hẹn, một cặp vợ chồng đến quán cà phê gặp tôi với ánh mắt dò xét xung quanh xem có ai đi cùng. Dù không gian quán cà phê khá rộng và vắng khách nhưng họ chọn bàn cuối cùng, nằm trong góc kín nhất của quán. Trong khi người vợ hỏi tôi một vài thông tin cá nhân, người chồng đảo mắt nhìn quanh. Cả 2 đều nói giọng miền Nam và tự giới thiệu tên Đức - Hạnh. Người chồng với cánh tay xăm trổ rồng phượng, khuôn mặt bặm trợn.
Trước khi nói về số tiền công người mang thai hộ nhận được, người vợ tên Hạnh tự giới thiệu: bên chị làm lâu năm, uy tín, không có chuyện quỵt tiền, tiền công trả cao. Sau khi em sang Quảng Châu (Trung Quốc) đặt phôi, công ty sẽ trả tiền theo từng đợt và trả bằng tiền Trung Quốc. Nếu em muốn cầm tiền mặt, họ sẽ đưa em luôn còn muốn nhận tiền qua tài khoản, chị sẽ đổi và chuyển vào tài khoản ở Việt Nam giúp em.
Theo lời chị Hạnh, số tiền công phụ thuộc vào độ tuổi. Cụ thể, phụ nữ từ 18 - 25 tuổi nhận 10 vạn tệ (khoảng 340 triệu đồng); từ 26 - 28 tuổi nhận 9 vạn tệ (khoảng 310 triệu đồng); từ 29- 40 tuổi nhận 8 vạn 5.000 tệ (khoảng 280 triệu đồng). Sau khi đặt phôi 3 ngày, người MTH được nhận 3.000 tệ (khoảng 10 triệu đồng) dù phôi có thành công hay không. Khi có tim thai, người mang thai khám định kỳ, thai khoẻ sau 1 tuần nhận tiếp 3.000 tệ. Từ tuần thứ 14 khám định kỳ, nếu thai khoẻ sẽ được nhận 8.000 tệ, tương đương 27 triệu đồng.
Sau một hồi nói về số tiền thù lao hứa hẹn, chị Hạnh tìm mọi cách thuyết phục tôi yên tâm theo đường dây của chị.
Với những người đặt phôi lần đầu không thành công sẽ được hỗ trợ số tiền khoảng 7 triệu đồng trong 1 tháng tiếp theo để chờ tiêm thuốc kích thích rụng trứng và đặt phôi tiếp. Sau 3 lần đặt phôi liên tiếp nếu không được, công ty cho mỗi người 1 triệu đồng để bắt xe trở về. Để con mồi tin vào lời nói, chị Hạnh cho chúng tôi xem đoạn tin nhắn với một phụ nữ không đủ đặt phôi đang trên đường từ Trung Quốc trở về.

Tháng 12/2018, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TPHCM) triệt phá đường dây mang thai hộ vì mục đích thương mại xuyên quốc gia. Theo tin báo, lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ nhóm người chuẩn bị sang Campuchia mang thai hộ. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh tạm giam với 5 đối tượng trong đường dây này.

(Còn nữa)

Nhóm PV Kinh tế Xã hội (TP)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.