Thác Dak G'lun quyến rũ giữa đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày cuối năm bận rộn, đến huyện biên giới Tuy Đức, Đak Nông, tôi hoàn toàn bất ngờ trước vẻ đẹp đại ngàn của thác Dak G'lun giữa Tây Nguyên.

Xuất phát từ thị xã Gia Nghĩa khá muộn và đi thong dong để ngắm cảnh, chụp ảnh nên chúng tôi tới thác Dak G’lun lúc giữa trưa. Đến với nơi non nước hữu tình này, có hai lựa chọn về đường đi. Từ thị xã Gia Nghĩa đi theo quốc lộ 14 hơn 20 km theo hướng đi TP. Hồ Chí Minh; đến thị trấn Kiến Đức rồi rẽ phải khoảng 35 km theo tỉnh lộ 6 đi xã Đak Buk So, huyện Tuy Đức, đến ngã ba Bãi 2 rẽ trái hơn 2 km nữa là đến đường nội bộ dẫn xuống thác.
 

Dòng nước trắng xóa đổ từ độ cao 50 mét.
Dòng nước trắng xóa đổ từ độ cao 50 mét.

Hướng thứ hai là từ thị xã Gia Nghĩa đi theo Quốc lộ 14 khoảng 28 km về hướng Buôn Mê Thuột, rẽ trái khoảng 32 km nữa theo đường tỉnh lộ 6 đi xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức.

Thác Dak G’lun được bao bọc trong rừng đặc dụng rộng hơn 1.000 ha, từ xa đã cảm nhận được hơi nước mát mẻ và nghe tiếng nước đổ ào ào, nhưng chúng tôi phải băng qua nhiều địa hình và trải nghiệm những cảm giác thú vị mới thực sự chạm chinh phục được “người đẹp”. Đó là vạt rừng bằng lăng thân khẳng khiu mới buông lá, những vách đá dựng đứng có rễ cây cổ thụ bám đầy, tạo nên nhiều hình dạnh kỳ thú. Một vài bụi cây nở những bông hoa khá lạ mà chúng tôi được thấy lần đầu.

Cả nhóm đang lầm lũi dưới những tán cây, bỗng nghe tiếng nước đổ như sát bên tai. Ngước mắt qua tán lá, thấy được dòng nước trắng xóa tung mình trên độ cao hơn 50 mét rồi tách làm đôi dòng, lơ lửng trên vách đá như thu hút mọi ánh nhìn và như chúc mừng những ai đã đến đây, “chinh phục” được nó.
 

 Bao bọc xung quanh thác là các loại cây có tán rộng và những bụi le rừng mát mẻ.
Bao bọc xung quanh thác là các loại cây có tán rộng và những bụi le rừng mát mẻ.

Nắng chiếu chênh chếch, dòng thác kiêu hãnh tung bọt trắng xóa, những hạt nước quăng mình neo đậu lên những lá cây xanh mướt, đậu cả vào ống kính của người con trai phố thị đang hí hoáy ghi lại những vẻ đẹp của tạo hóa. Mọi cảm giác mệt mỏi của hành trình nhường chỗ cho sự vỡ òa, vui thú.

Thác Dak G’lun có chiều rộng khoảng 15 mét, độ dốc khoảng 90 độ, quanh năm đổ nước ào ào như sức sống nơi núi rừng biên viễn. Phía dưới chân thác là những phiến đá muôn hình vạn trạng.
 

Ánh sáng mặt trời chiếu qua tia nước phản chiếu màu lung linh như cổ tích.
Ánh sáng mặt trời chiếu qua tia nước phản chiếu màu lung linh như cổ tích.

Chụp ảnh và thăm thú xong, bạn có thể nghỉ ngay tại rừng, dưới những tán cây lớn có những khoảng đất rộng và bằng phẳng để bạn bày ra những món đồ mang theo, thưởng thức theo một cách rất hoang dã, giữa núi rừng Tây Nguyên và bên cạnh dòng thác quyến rũ.

Theo vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Khám phá những đồi chè có khung cảnh tuyệt đẹp tại Việt Nam

Khám phá những đồi chè có khung cảnh tuyệt đẹp tại Việt Nam

Mỗi đồi chè tại Việt Nam đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, từ những cánh đồng chè rộng lớn đến những đồi chè uốn lượn trên các sườn đồi. Đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sản xuất ra những loại chè chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng miền.
Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

(GLO)-

Ngoài các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút hàng ngàn du khách, người dân đến tham quan thưởng lãm trong dịp lễ Quốc khánh 2-9 thì các homestay, farmstay nơi đây cũng không kém phần nhộn nhịp.

Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.
Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

(GLO)- Ở núi Chư Glap (làng Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tảng đá kỳ lạ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Trong số này, nổi bật nhất là tượng đá Glap.