Tết nội, Tết ngoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chuyện “năm nay ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại” luôn là vấn đề gây tranh cãi trong nhiều gia đình, nhất là đối với những cặp vợ chồng trẻ. Làm thế nào để tránh được mâu thuẫn và cùng nhau hưởng trọn một cái Tết đoàn viên luôn là nỗi trăn trở của nhiều người.
Khi lên kế hoạch cho Tết Nguyên đán sắp tới, chồng tôi bảo: “Tết năm nay, vợ chồng mình sắp xếp đưa các con về ăn Tết nhà ngoại nhé”. Tôi òa lên sung sướng! Gần 8 năm đi lấy chồng xa quê, tôi bận bịu với công việc, con cái và hơn hết là tôi nghĩ, gia đình chồng chỉ có một mình anh là con trai, vợ chồng tôi phải có trách nhiệm chu toàn và ở cạnh bố mẹ trong những ngày Tết. Thế nên, năm nào, chúng tôi cũng ưu tiên Tết nhà nội và ra Giêng tôi sẽ tranh thủ kỳ nghỉ phép để về quê thăm bố mẹ ruột của mình. Thú thực, nhiều lúc, tôi cũng chạnh lòng nhớ bố mẹ, nhớ quê mỗi khi Giao thừa đến. Nhưng rồi, tôi cũng nguôi dần nỗi niềm riêng. Vậy nên, khi nghe chồng mở lời chuyện về ngoại ăn Tết, tôi thực sự xúc động. Chúng tôi nhanh chóng lên kế hoạch về quê, trong đó, việc thông báo và làm “công tác tư tưởng” cho bố mẹ chồng cũng là điều hai vợ chồng lưu tâm.
Khi nghe tôi chia sẻ lịch trình về ngoại ăn Tết của gia đình mình, chị hàng xóm ngậm ngùi: “Vậy là em vẫn được chồng và nhà chồng thông cảm, chia sẻ. Chứ chị thì hơn 10 năm nay không được về đón Tết nhà ngoại rồi. Vậy mà mỗi lần xin về quê ngoại ăn Tết là bị chồng từ chối, rồi hai vợ chồng lại xảy ra tranh cãi. Năm nào cũng vậy, cứ cận Tết là vợ chồng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, rồi cái Tết cũng mất vui, trở thành nỗi ám ảnh với chị”. Quê chị ở Nam Định. Chị lấy chồng và sinh sống tại Gia Lai. Kết hôn hơn 10 năm, chưa năm nào chồng chị đồng ý cho vợ về bên ngoại ăn Tết. Lần nào chị có ý định về, anh chồng đều gạt đi: “Trong năm về lúc nào chả được, sao cứ phải về dịp Tết. Nhà nội còn bao việc phải lo. Nếu cô thích về thì cứ đi một mình”. Những lúc như vậy, chị chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Nghe chuyện của chị, lòng tôi chùng xuống.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Mà cũng đâu xa, cô em út của chồng tôi lấy chồng cách nhà gần 300 km mà cũng 5 năm nay không dịp Tết nào được về nhà thăm bố mẹ. Một phần vì tính chất công việc của em quá bận rộn, một phần vì vợ chồng vẫn còn nặng gánh gia đình bên nội. 5 năm qua, bố mẹ chồng tôi vẫn luôn mong vợ chồng con gái út về đón Tết cùng gia đình, nhưng ông bà hiểu rằng “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, các con cần có sự thấu hiểu, đồng lòng của hai vợ chồng thì thời gian Tết nội, Tết ngoại mới có thể sắp xếp hợp lý. Gia đình các con thuận hòa, êm ấm đón Tết thì dù ở đâu, bố mẹ cũng cảm thấy đủ đầy, hạnh phúc.
Thực tế, mỗi gia đình cần cân nhắc điều kiện của mình để sắp xếp lịch trình Tết nội, Tết ngoại hợp lý. Điều trước tiên phải luôn “thuận vợ, thuận chồng”. Mỗi năm Tết đến, vợ chồng cần có sự bàn bạc, lên kế hoạch cho những ngày Tết. Sự thấu hiểu là điều tiên quyết. Đừng để chuyện Tết nội, Tết ngoại khiến cho không khí gia đình những ngày đón năm mới kém vui.
MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.