Tết làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gia Lai có 44 dân tộc sinh sống đã tạo nên tính đa dạng mà thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính đa dạng, xét về phương diện văn hóa là sắc thái văn hóa vùng với những đặc điểm riêng được sáng tạo bởi các nhóm dân cư, các thành phần dân tộc trên vùng lãnh thổ. Tính thống nhất văn hóa, đó là ý thức về một quốc gia, là sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp, truyền đạt các văn bản pháp lý trong quản lý nhà nước.
Vùng Trường Sơn-Tây Nguyên gắn liền với kinh tế rừng, kinh tế nông nghiệp lúa rẫy. Cư dân bản địa có hẳn “mùa tết” với hệ thống nghi lễ và hội hè, gọi chung là mùa ning nơng, diễn ra tưng bừng sau Tết Nguyên đán. “Mùa tết” nhằm vào mùa khô, vụ lúa rẫy, cây lương thực khác đã thu hoạch; con thú trong rừng vào mùa giao hoan, sinh trưởng; con người vào thời điểm nông nhàn. Cùng với quan niệm vạn vật hữu linh, lễ hội được tiến hành: mừng lúa mới, pơ thi, cúng các Yàng: Yàng Đak (nước), Yàng cây, Yàng suối, Yàng rừng... tổ chức theo quy mô họ tộc, cộng đồng làng.
Vài thập niên trở lại đây, diễn trình văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, ở Gia Lai nói riêng vận động và định hình theo một diện mạo mới thông qua sự giao thoa, tác động của kinh tế nông nghiệp lúa nước, cây công nghiệp dài ngày, sức ảnh hưởng và lan tỏa của tôn giáo, bởi thành tựu khoa học-công nghệ, của lối sống công nghiệp… mùa ning nơng bị “đứt quãng” cả theo nghĩa không gian và thời gian. Thay vào đó, dân làng ăn Tết cổ truyền-cái Tết của người Việt theo nghĩa quốc gia, dân tộc.
Âm vang hoàng hôn. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh
Âm vang hoàng hôn. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh
Dịp Tết, chính quyền vận động người dân chỉnh trang từ đầu ngõ đến cuối làng, khuôn viên mỗi gia đình. Cờ Tổ quốc được trân trọng treo trước nhà. Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đón Tết bằng gương mặt hoàn toàn mới, rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ. Những gia đình người dân tộc thiểu số làm việc ăn lương nhà nước, có thành viên người nhà nước, người của công ty được nghỉ Tết theo chế độ cùng với khoản tiền lương, tiền thưởng thì tổ chức ăn Tết theo cách riêng của họ. Tuy không chăm chút nơi thờ tự, viếng mộ phần tổ tiên ông bà như người Kinh, nhưng nhà cửa được trang hoàng để đón khách cùng ăn Tết. Từng nhà, hoa được chưng gian phòng khách, bánh mứt được bày biện. Còn chuẩn bị những phong bao mừng tuổi cha mẹ, lì xì con cháu. Những gia đình sống bằng nghề nông, trong ba ngày Tết đồng loạt nghỉ việc ruộng đồng, nương rẫy. Cứ dăm ba hộ chung nhau đốt một con heo, rủ nhau nấu bánh mang về ăn Tết. Ở làng, nhà nào cũng nuôi gà, tự tay làm món gà nướng, cơm lam truyền thống, quây quần bên ghè rượu vít cần chẳng đợi có khách đến nhà như theo lẽ thường.
Nhiều địa phương thuộc các huyện như Ia Grai, Phú Thiện, Kbang, Kông Chro… đã hình thành làng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc. Vui Tết, chơi xuân cùng với việc tổ chức các nghi lễ thờ cúng theo tín ngưỡng truyền thống, chế biến ẩm thực đặc sản, họ tổ chức diễn xướng các trò chơi dân gian như: tung còn, nhảy sạp, đánh đu, kéo co… thu hút khách tham quan, cư dân trong vùng cùng tham gia; đắm say bởi điệu múa dân gian mềm mượt của những thiếu nữ trong bộ váy áo rực rỡ, lóng lánh sắc màu.
Với lớp người trẻ, du xuân ngày Tết thuộc về nhu cầu. Theo nhóm gia đình, bạn bè bằng những phương tiện khác nhau họ hòa mình vào những danh thắng tự nhiên hoang sơ, danh thắng được bàn tay con người tôn tạo. Niềm vui bên cánh rừng già, suối nước trong veo, bãi cát trắng ngần, hồ nước mênh mông… được nhân lên cùng thức món mang theo hay nấu nướng đơn giản tại chỗ.
Vui chơi trong ngày hội. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Vui chơi trong ngày hội. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Tết là dịp các cá nhân, tổ chức thiện nguyện hướng về làng sâu, làng xa. Những phần quà ngoài nhu yếu phẩm, còn có bánh mứt, áo quần mới. Trẻ con rạng ngời niềm vui trong ánh mắt; người già vui vẻ đón nhận, cảm xúc dâng tràn nói lời cảm ơn. Góp vui ngày Tết, những người bán hàng rong với từng chùm bong bóng bay hình thù các con vật đủ màu sắc ngộ nghĩnh dừng xe ở trung tâm làng gợi sự thèm muốn, thích thú con trẻ.
Tết, làng rộn lên âm thanh ca nhạc. Người làng vốn yêu âm nhạc, có khả năng ca hát nên chỉ cần chiếc đàn guitar; đôi đũa tre, chén bát xoong nồi trước mặt làm nhạc cụ là người trẻ say sưa hát. Bây giờ, cùng với sự góp mặt của karaoke lưu động, chiếc loa “kẹo kéo” ta làm ca sĩ, làm thính khán giả cùng vui hết mình với Tết!
Thế đấy, đắm mình vào Tết ở làng dù chỉ đôi nét cũng đủ cho chúng ta thấm thía vẻ đẹp tươi ngần trong sinh hoạt tinh thần chỉ có ở Tết.
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Những bộ cồng chiêng truyền đời

Những bộ cồng chiêng truyền đời

(GLO)- Không chỉ là tài sản có giá trị về mặt vật chất, những bộ cồng chiêng còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần đối với mỗi gia đình hoặc cộng đồng. Chúng được đặt tên và gìn giữ từ đời này sang đời khác để tiếng chiêng của ông cha được ngân vang mãi.
MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Covid-19 và làng rừng của tôi

Covid-19 và làng rừng của tôi

(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

Vươn "cánh sóng" ra Trường Sa

(GLO)- Đóng quân ở Tây Nguyên nhưng Lữ đoàn Thông tin 132 (Binh chủng Thông tin liên lạc) có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn 11 tỉnh, trong đó có các đảo ở Trường Sa. Để “cánh sóng“ nối Trường Sa gần hơn với đất liền, những cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đang ngày đêm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ mạch nguồn liên lạc được thông suốt.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Chư Krêy: Những du kích anh hùng

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

Kbang: Dấu ấn nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và thời tiết bất lợi nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Kbang đã cơ bản hoàn thành “mục tiêu kép“ vừa phòng-chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

Công ty Phát triển Thủy điện Sê San: Nỗ lực vượt khó để phát triển

(GLO)- Năm 2021, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dù vậy, lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động đã vững vàng vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất điện, đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch và đẩy mạnh chuyển đổi số.
Mùng 3 Tết thầy

Mùng 3 Tết thầy

(GLO)- Trong ánh nắng vàng rộm của mùng 3 Tết, nhiều thế hệ học trò trong tỉnh Gia Lai hân hoan đến chúc mừng năm mới và tri ân thầy cô.
"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

"Nơi Bác về nguồn nước mới sinh"

(GLO)- Từ Tây Nguyên, chúng tôi vượt hàng ngàn cây số đến Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Tổ quốc. Trong tim tôi trào dâng xúc cảm “Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lênin/Hãy về thăm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh“ (Theo chân Bác-Tố Hữu). Tôi mong quãng đường gần lại để nhanh đến Pác Bó, nơi hơn 80 năm trước, Bác Hồ đã về khơi nguồn nước cách mạng cho dân tộc, mở ra thời đại Hồ Chí Minh.
Đón Tết "con hổ" trên trận địa

Đón Tết "con hổ" trên trận địa

(GLO)- Sau tràng pháo nổ giòn là Chủ tịch Tôn Đức Thắng chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Nghe Bác Tôn chúc Tết, mỗi chúng tôi đều thấy lâng lâng một niềm tin chiến thắng. Không nói ra nhưng ai cũng thầm nguyện sẽ chiến đấu giỏi hơn nữa để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
"Bóng hồng" khởi nghiệp

"Bóng hồng" khởi nghiệp

(GLO)- Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều bạn trẻ thường nghĩ đến những lĩnh vực mới, độc lạ. Tuy nhiên, chị RCom H'Sonh (giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Trương Vĩnh Ký, thị trấn Đak Đoa) và em Hoàng Thị Thu Trang (học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Chư Sê) đã chọn sản phẩm truyền thống và khởi nghiệp thành công từ những ý tưởng độc đáo, bằng đam mê và đầy hoài bão.