Testosterone cao không tốt vì nó làm tăng nguy cơ ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hoóc môn testosterone rất cần thiết cho cơ thể nam giới nhưng quá cao cũng không tốt. Nghiên cứu mới đây phát hiện testosterone cao có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Tế bào ung thư tuyến tiền liệt - Ảnh: Shutterstock
Tế bào ung thư tuyến tiền liệt - Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học tin rằng có thể dự đoán nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt bằng cách kiểm tra 2 loại hoóc môn là testosterone và IGF-I. Các hoóc môn này được xem là có thể kích thích các tế bào tuyến tiền liệt phát triển nhanh bất thường, theo Daily Mail.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của hơn 200.0000 người đàn ông ở Anh. Xét nghiệm máu giúp xác định nồng độ hai hoóc môn là testosterone và IGF-I.
Trước nghiên cứu, tất cả đều khỏe mạnh. Họ được chia ra làm 5 nhóm, từ nhóm có mức testosterone và IGF-I thấp nhất đến nhóm cao nhất. Sau 7 năm theo dõi, hơn 5.400 người mắc ung thư tuyến tiền liệt và gần 300 người đã tử vong vì căn bệnh này.
Nghiên cứu phát hiện những người có nồng độ testosterone cao nhất có nguy cơ bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 18 % so với những người có nồng độ thấp nhất.
Trong khi đó, nhóm có nộng độ IGF-I cao lại đối mặt nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 25% so với nhóm thấp nhất, nghiên cứu cho hay.
Testosterone và IGF-I có thể kích thích các tế bào tuyến tiền liệt phát triển nhanh và liên tục. Khi các tế bào phân chia nhanh hơn thì khả năng xảy ra những trục trặc trong mã gene cũng cao hơn, đột biến cũng dễ xuất hiện hơn. Kết quả của quá trình này là ung thư.
Tuy nhiên, giải pháp sẽ can thiệp để giảm nồng độ 2 loại hoóc môn trên là không khả thi. Nguyên nhân là có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Một trong những nguyên nhân giúp nam giới có chế độ ăn thuần rau củ, trái cây có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt thấp là nhờ nồng độ hoóc môn IGF-I trong cơ thể họ thấp. Vì chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ, ít sữa có thể kéo giảm mức IGF-I một cách tự nhiên, các chuyên gia giải thích, theo Daily Mail.
Những gì phát hiện được cho thấy cơ chế tác động của chế độ ăn uống tốt, lối sống lành mạnh, trọng lượng cơ thể với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Điều này giúp y học tiến gần hơn đến việc tìm ra cách giúp ngăn ngừa căn bệnh này, tiến sĩ Ruth Travis, tác giả nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh), giải thích.
Ngọc Quý (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.