Phát hiện mới: Người trên 60 tuổi ngủ giờ nào là tốt nhất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra rằng người từ 60 tuổi nên đi ngủ sau 9 giờ đến 10 giờ tối là tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở tuổi già.

Nghiên cứu, được công bố hôm 21.9 trên tạp chí nghiên cứu về lão hóa của Mỹ Journal of the American Geriatrics Society, cho thấy ngủ trước 9 giờ tối có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ (sa sút trí tuệ), theo chuyên trang y tế Medical News Today.

Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu về chứng mất trí nhớ là khám phá ra các nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng này càng sớm càng tốt.

Giờ đây, một nghiên cứu mới cho thấy đi ngủ sớm có thể đóng vai trò quan trọng đối với chứng bệnh đáng sợ ở tuổi già này.

Các nhà khoa học của Thụy Điển, Anh và Trung quốc từ Đại học Sơn Đông (Trung Quốc) đã phát hiện ra một số thói quen ngủ của những người trên 60 tuổi có thể là nguy cơ gây ra chứng mất trí nhớ.


 

Những người đi ngủ trước 9 giờ tối có nguy cơ bị mất trí nhớ cao gấp đôi, so với người đi ngủ vào khoảng 10 giờ. Ảnh: Shutterstock
Những người đi ngủ trước 9 giờ tối có nguy cơ bị mất trí nhớ cao gấp đôi, so với người đi ngủ vào khoảng 10 giờ. Ảnh: Shutterstock


Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về giấc ngủ của gần 2.000 người trong độ tuổi từ 60 đến 74.

Mỗi người tham gia đã trả lời các câu hỏi về thói quen ngủ của họ và họ được đo chức năng nhận thức. Họ được theo dõi trung bình khoảng 4 năm.

Kết quả cho thấy, những người đi ngủ trước 9 giờ tối có nguy cơ bị mất trí nhớ cao gấp đôi, so với người đi ngủ vào khoảng 10 giờ, theo Medical News Today.

Ngủ càng sớm vào buổi tối, nguy cơ mất trí nhớ càng cao.

Đồng thời, kết quả cũng cho thấy những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 69% so với người ngủ từ 7 - 8 tiếng.

Các tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc đi ngủ sớm hơn có thể do nhịp sinh học bị gián đoạn.

Các phần của não chịu trách nhiệm giấc ngủ bắt đầu thay đổi khi mọi người già đi. Điều này ảnh hưởng đến chu kỳ nhịp sinh học.

Cũng có thể những người mắc chứng sa sút trí tuệ giai đoạn đầu trải qua sự mệt mỏi của não sớm hơn trong ngày, khiến họ muốn ngủ sớm hơn.

 

Ngủ nhiều hơn 8 tiếng có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 69% so với người ngủ từ 7 - 8 tiếng. Ảnh: Shutterstock
Ngủ nhiều hơn 8 tiếng có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 69% so với người ngủ từ 7 - 8 tiếng. Ảnh: Shutterstock


Như vậy, không chỉ ngủ sớm, mà ngủ quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng ngủ nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu ban đầu của tình trạng suy giảm trí tuệ ở người cao tuổi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những người này nên được theo dõi và tầm soát chứng sa sút trí tuệ để bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.

Mặt khác, các nghiên cứu trước đây còn nhận thấy mất ngủ đặc biệt dẫn đến hiệu suất trí nhớ kém.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng chủ đề về giấc ngủ và chứng mất trí nhớ là khá “phức tạp”. Họ cho biết các loại sa sút trí tuệ khác nhau có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ khác nhau.

 

Theo Thiên Lan (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.