Tây Nguyên ứng phó, không để xảy ra "dịch chồng dịch''

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dịch bạch hầu vẫn đang hoành hành ở các tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng). Trong khi đó, diễn biến dịch COVID-19 xuất hiện lại ở Đà Nẵng, diễn biến phức tạp, ngành Y tế các địa phương đã lên kế hoạch ứng phó, không để xảy ra ‘’dịch chồng dịch’’ dẫn đến việc mất kiểm soát tình hình, gây hiểm họa khôn lường cho chính trị, kinh tế - xã hội của toàn vùng...

Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đo thân nhiệt cho hành khách trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Ảnh: T.X
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đo thân nhiệt cho hành khách trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp. Ảnh: T.X
Siết chặt kiểm soát trên toàn vùng
Bà Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - thông tin, tỉnh đã yêu cầu các địa phương tiếp tục duy trì và thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch COVID-19, không được lơ là, chủ quan để dịch bệnh xuất hiện và lây lan trong cộng đồng. Chính quyền khuyến cáo người dân nếu không có công việc cần thiết thì không nên di chuyển đến những địa phương đang có ca bệnh COVID-19.
Đồng thời, người dân Kon Tum phải thông báo với Công an khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép, lưu trú, cư trú tại địa phương. Những người dân đến Đà Nẵng kể từ ngày 7.7 đến nay, sớm đến khai báo y tế tại các cơ sở y tế gần nhất. Tỉnh sẽ tiến hành cách ly tập trung đối với những trường hợp tiếp xúc gần hoặc có đi đến, lưu lại ở phường Hòa Khánh Bắc (Liên Chiểu, Đà Nẵng); các địa điểm của bệnh nhân số 416, 418 di chuyển.
Hiện, sân bay TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã tiến hành áp dụng lại máy đo thân nhiệt từ xa đối với hành khách tại ga đến. Qua đó, hành khách khi làm thủ tục tại cảng phải đi qua máy đo thân nhiệt. Màn hình hiển thị gương mặt khách và chụp ảnh phát tín hiệu cảnh báo nếu nhiệt độ cơ thể ở mức cao. Phía sân bay sẽ phối hợp với lực lượng y tế kiểm tra sức khỏe hành khách để đảm bảo an toàn cho cá nhân họ và những người xung quanh.
Tại Đắk Nông, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh sẽ hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị liên quan truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc gần với người bệnh, người qua lại ổ dịch ở Đà Nẵng. Bên cạnh đó, du khách, người dân vào tỉnh phải khai báo y tế, xét nghiệm kịp thời và chỉ định cách ly tập trung nếu cần theo quy định.
Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông và trung tâm y tế các huyện, thành phố chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly y tế, tập trung đối với COVID-19 để tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám chữa bệnh. CDC tỉnh, các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường công tác lập chốt chặn, xử lý dịch tại các cửa khẩu biên giới.
Không để “dịch chồng dịch’’ 
Ngành Y tế các tỉnh vùng Tây Nguyên đều đã sẵn sàng bổ sung nhân lực, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác chống dịch COVID-19 bên cạnh việc ‘’chia quân’’ đi dập các ổ dịch bạch hầu. Trong bối cảnh hiện nay, việc các địa phương chủ động phòng dịch COVID-19 là hết sức quan trọng, tránh cho toàn vùng lâm vào cảnh ‘’dịch chồng dịch’’. 
Ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk - cho biết: ‘’Các khu cách ly của tỉnh vẫn đang trong giai đoạn sẵn sàng tiếp nhận người dân và du khách đến từ vùng dịch. Chúng tôi cũng đã tính đến phương án tập huấn cho các em sinh viên năm cuối của trường Đại học Tây Nguyên để hỗ trợ người dân khai báo y tế. Ngoài ra, những nhân viên ngành Y đã nghỉ hưu 5 năm nay khi cần đơn vị vẫn có thể huy động họ chung tay phòng dịch. Những cách làm trên có thể giúp ngành Y tế tỉnh tránh lâm vào cảnh thiếu hụt nhân sự khi tiến hành dập dịch bạch hầu lẫn phòng, chống COVID-19’’.
Ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế Gia Lai - chia sẻ, UBND tỉnh đã tiến hành cuộc họp khẩn với các sở, ban, ngành để triển khai giải pháp đối phó với dịch COVID-19, quyết không để thêm dịch COVID-19 xuất hiện ở địa phương. Ngành chức năng sẽ xử lý nghiêm các đối tượng đưa người nhập cảnh trái phép vào địa bàn tỉnh...
“Người dân cũng như cơ quan chức năng không được chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng chống dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Với các trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh sẽ được quản lý nghiêm ngặt, lấy mẫu xét nghiệm, tiến hành cách ly, điều trị” - ông Hải nói.
Các tỉnh ghi nhận ca nhiễm bạch hầu ở Tây Nguyên đã lấy vaccine đợt đầu tiên của Bộ Y tế cấp để tiêm phòng trước cho người dân sống trong các ổ dịch. Toàn vùng này đã ghi nhận hơn 120 ca nhiễm bệnh, ngành Y tế các tỉnh dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. 
BẢO TRUNG - THANH TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.