Tạo thành công thuốc chống siêu vi khuẩn nguy hiểm nhờ AI

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được sử dụng để tạo ra abaucin, một loại thuốc đặc hiệu chống lại siêu vi khuẩn Acinetobacter baumannii với khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
AI đã được sử dụng trong quá trình chế thuốc chống siêu vi khuẩn Acinetobacter baumannii. Nguồn: Telegraph

AI đã được sử dụng trong quá trình chế thuốc chống siêu vi khuẩn Acinetobacter baumannii. Nguồn: Telegraph

Các nhà khoa học sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) vừa chế tạo ra một loại kháng sinh mới có thể tiêu diệt một siêu vi khuẩn chết người.

Theo một nghiên cứu mới vừa được công bố vào thứ Năm tuần này trên tạp chí khoa học Nature Chemical Biology, một nhóm các nhà khoa học của trường Đại học McMaster và Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã tạo ra loại kháng sinh mới chống siêu vi khuẩn Acinetobacter baumannii (A baumannii).

Đây là loại vi khuẩn được Tổ chức y tế Thế giới (WHO) phân loại vào nhóm “cực kỳ nguy hiểm”, có khả năng đe dọa nghiêm trọng sức khỏe con người.

Theo WHO, vi khuẩn này có khả năng kháng kháng sinh cực mạnh và chống lại nhiều biện pháp điều trị hiện có. Ngoài ra, chúng có thể chuyển tiếp nguyên liệu di truyền, cho phép các vi khuẩn khác cũng có khả năng kháng thuốc tương tự.

A baumannii là một mối đe dọa lớn với các bệnh viện, viện dưỡng lão và những bệnh nhân đang lệ thuộc vào máy trợ thở, máy lọc máu. Chúng cũng gây nguy hiểm cho những người có vết thương hở sau phẫu thuật.

Vi khuẩn này có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài trên các thiết bị dùng chung. Chúng có thể lây lan qua tay người, thông qua hoạt động tiếp xúc thông thường. Ngoài việc gây ra các bệnh truyền nhiễm về máu, A baumannii còn gây bệnh cho phổi và đường tiết niệu.

Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ, vi khuẩn này có khả năng “xâm chiếm” và trú ẩn trong cơ thể bệnh nhân mà không gây ra bệnh truyền nhiễm hay triệu chứng gì. Điều này khiến cho việc phát hiện chúng trở nên khá khó khăn.

Nghiên cứu vừa được công bố cũng tiết lộ rằng các nhà khoa học đã sử dụng một thuật toán dựa trên AI để sàng lọc hàng nghìn phân tử kháng khuẩn, trong nỗ lực dự đoán những lớp cấu trúc mới. Kết quả của việc sàng lọc bằng AI cho thấy họ đã có thể nhận diện một loại hợp chất kháng khuẩn được đặt tên là abaucin.

“Chúng tôi có rất nhiều dữ liệu cho biết loại hóa chất nào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, và hóa chất nào không làm được điều này. Nhiệm vụ của tôi là huấn luyện mẫu hóa chất hiệu quả, và những điều mà mẫu này phải làm sẽ cho chúng tôi biết phân tử mới có khả năng kháng khuẩn hay không”, Gary Liu, một sinh viên tốt nghiệp trường Đại học McMaster và là thành viên nhóm nghiên cứu dự án, cho biết.

Sau khi huấn luyện mẫu AI nêu trên, các nhà khoa học đã dùng nó để phân tích 6680 hợp chất mà nó chưa từng tiếp xúc trước đó. Quá trình phân tích diễn ra trong 1h30 phút và cuối cùng AI đã tạo ra vài trăm hợp chất kháng khuẩn mới. Khoảng 240 hợp chất kháng khuẩn đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm cuối cùng đã xác định được 9 loại hợp chất kháng khuẩn tiềm năng có thể dùng làm kháng sinh mới, bao gồm cả abaucin.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm loại hợp chất chống siêu vi khuẩn A baumannii trên một mẫu vết thương bị nhiễm trùng ở chuột và phát hiện hợp chất mới này kiềm chế sự nhiễm trùng rất tốt.

“Dự án sẽ hợp thức hóa việc sử dụng máy móc trong công tác tìm kiếm kháng sinh mới”, Jonathan Stokes, phó giáo sư tại Khoa y sinh và hóa sinh, trường Đại học McMaster, người đứng đầu dự án cho biết. “Bằng việc sử dụng AI, chúng ta có thể nhanh chóng khai phá những mảng kiến thức hóa học rộng lớn, tăng đáng kể khả năng tìm thấy những phân tử kháng sinh mới”.

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế “Từ Mê Kông đến Đại dương: Kết nối thế hệ trẻ của các Trường trung học thuộc khối Label France Education” tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) sáng 30.6, 70 học sinh đến từ các trường THPT khối Label France Education thuộc 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam có cơ hội giao lưu trực tiếp với GS Duncan Haldane

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

(BĐ) - Sáng 30.6, gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ đến từ 10 quốc gia trên thế giới dự khai mạc Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử, do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức.
Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null