Tăng cường truyền thông Tuần Văn hoá-Du lịch Gia Lai năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 13-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp Tiểu ban Festival và Tiểu ban Nội dung thuộc Ban Tổ chức Tuần Văn hoá-Du lịch Gia Lai năm 2023. Dự họp có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên các Tiểu ban.

Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 19-11 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) và một số địa phương trong tỉnh, gồm các sự kiện chính: Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai mở rộng năm 2023 với sự tham gia của các tỉnh Tây Nguyên; Hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, hoạt động hưởng ứng của các địa phương gồm có: Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2023; Giải chạy bộ “Gia Lai city trail 2023-Giấc mơ đại ngàn” kết hợp tổ chức Tuần Văn hóa Du lịch thành phố Pleiku; Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ IV và Liên hoan Văn hoá cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2023.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL) Trần Ngọc Nhung báo cáo nội dung liên quan đến Tuần Văn hoá-Du lịch. Những nội dung đã được triển khai như: chỉ đạo Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San xây dựng kịch bản chương trình nghệ thuật khai mạc; thiết kế các mẫu maket như sân khấu, băng rôn, tờ rơi, giấy mời, thẻ đeo...

Ngoài ra, Sở đã tạo lập thư mục (có quét mã QR) cập nhật các thông tin về sự kiện; phối hợp với các địa phương bố trí 1 công chức/viên chức cập nhật thông tin của địa phương liên quan đến Tuần Văn hóa-Du lịch vào thư mục để thông tin tuyên truyền, quảng bá được nhanh chóng, kịp thời… Kinh phí đề xuất tổ chức Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai mở rộng năm 2023 là gần 9,7 tỷ đồng; trong đó dự kiến kinh phí xã hội hóa 3,4 đồng, nguồn ngân sách nhà nước gần 6,3 tỷ đồng.

Đại diện huyện Ia Grai phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đại diện huyện Ia Grai phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sở VH-TT và DL tiếp tục chỉ đạo Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San tập luyện chương trình nghệ thuật khai mạc và xây dựng kịch bản chương trình nghệ thuật bế mạc Festival. Dự kiến có trên 1 ngàn diễn viên tham gia chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc. Thời gian tới, Sở phối hợp với Sở VH-TT và DL các tỉnh Tây Nguyên chuẩn bị chương trình tham gia tại Festival; đồng thời chỉ đạo Bảo tàng tỉnh tu chỉnh khuôn viên và các địa điểm tổ chức Festival…

Tại cuộc họp, thành viên các Tiểu ban thảo luận một số nội dung liên quan đến nguồn kinh phí tổ chức sự kiện; hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch, nông sản đặc trưng địa phương; thiết kế logo về Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai mở rộng năm 2023 để làm nổi bật thông tin sự kiện trên báo chí; cần có đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là các cơ quan báo thường trú để các hoạt động được thông tin kịp thời, chính xác.

Ngoài ra, cần triệu tập đội ngũ tình nguyện viên là đoàn viên, thanh niên, đồng thời tập huấn trước để công tác tiếp đón khách chu đáo, chuyên nghiệp. Các địa phương như Chư Păh, Ia Grai và TP. Pleiku cần có sự kết nối chặt chẽ, liền mạch, tránh các hoạt động hưởng ứng diễn ra rời rạc.

Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023 là cơ hội giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa, tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023 là cơ hội giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa, tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch khẳng định đây là sự kiện văn hoá-xã hội quan trọng của tỉnh, là dịp để quảng bá hình ảnh Gia Lai đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, phát triển kinh tế -xã hội. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: thành viên các Tiểu ban và 17 huyện, thị xã, thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ, làm hết chức năng, nhiệm vụ; nội dung và công tác tuyên truyền cần được tổ chức khoa học, hợp lý để các hoạt động diễn ra ý nghĩa, xứng tầm là một sự kiện trọng tâm của tỉnh.

Đề nghị UBND TP. Pleiku khẩn trương chỉnh trang đô thị, nhất là khuyến khích người dân tiếp tục triển khai mô hình nhà vệ sinh “Thoải mái như ở nhà” để phục vụ người dân và du khách, tạo hình ảnh thân thiện, mến khách. Ngoài ra, công tác thông tin, tuyên truyền về sự kiện cần đẩy mạnh để đông đảo người dân và du khách biết về sự kiện.

Dự kiến, lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai. Đồng thời được hơn 40 đài Phát thanh-Truyền hình trong cả nước, trong đó có các Đài lớn như HTV, Hà Nội… nối sóng truyền hình tuyên truyền về sự kiện.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

null