Tận thấy bảo vật ở xứ sở xương mù do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều bảo vật do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác lần đầu được Bảo tàng ở xứ sở sương mù trưng bày phục vụ du khách tham quan, thưởng lãm.

Bộ nồi nấu ăn có xuất xứ châu Âu là quà tặng ngoại giao của triều Nguyễn
Bộ nồi nấu ăn có xuất xứ châu Âu là quà tặng ngoại giao của triều Nguyễn


Hơn 100 bảo vật cung đình triều Nguyễn được cung đình Huế chuyển giao cho bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Ông Phạm Hữu Thọ, Giám đốc bảo tàng Lâm Đồng cho biết, đây là những bảo vật được gia đình Vua Bảo Đại đưa từ Huế vào Đà Lạt sau năm 1945, do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác, có niên đại từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Nổi bật trong các bảo vật này là bút ngọc được Vua Tự Đức sử dụng, có khắc hai dòng chữ Hán: “Tự Đức nguyên niên” (năm 1848) và “Ngự diên văn bảo” (bút để vua viết những văn bản quan trọng và ngự phê văn bản).

Ngoài ra, có thẻ bài ngọc của Vua Khải Định, mặt trước và mặt sau có khắc nổi dòng chữ Hán khảm vàng cùng những hiện vật được gia đình vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu sử dụng: tô, bát, chậu, ly ngọc.


 

Đỉnh ngọc được chế tác tinh xảo dùng trang trí trong thư phòng các đời vua triều Nguyễn
Đỉnh ngọc được chế tác tinh xảo dùng trang trí trong thư phòng các đời vua triều Nguyễn


Đặc biệt trong các bảo vật có một bát ngọc đính mảnh giấy viết bằng chữ Hán, nội dung ghi chép về việc, vào năm thứ ba đời vua Khải Định (năm 1918), ban cho trưởng hoàng tử Vĩnh Thụy.

Một số hình ảnh bảo vật triều Nguyễn tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.


 

 
Chén ngọc dát vàng được Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác tinh xảo
Chén ngọc dát vàng được Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác tinh xảo
Trấn phong bằng bạc, chữ mạ vàng trang trí trong thư phòng triều đình thu hút khách tham quan. Vật dụng được Ngự xưởng chế tác nhân dịp Hoàng đế Bảo Đại sinh nhật 40 tuổi – “Vạn thọ tứ tuần đại khánh”
Trấn phong bằng bạc, chữ mạ vàng trang trí trong thư phòng triều đình thu hút khách tham quan. Vật dụng được Ngự xưởng chế tác nhân dịp Hoàng đế Bảo Đại sinh nhật 40 tuổi – “Vạn thọ tứ tuần đại khánh”
 Đài sen bằng ngọc
Đài sen bằng ngọc
 Du khách thích thú với các bảo vật triều Nguyễn
Du khách thích thú với các bảo vật triều Nguyễn
 
Chén ngọc được chế tác tinh xảo
Chén ngọc được chế tác tinh xảo
Đỉnh ngọc do Ngự xưởng chế tác, sử dụng trang trí trong thư phòng cung đình triều Nguyễn
Đỉnh ngọc do Ngự xưởng chế tác, sử dụng trang trí trong thư phòng cung đình triều Nguyễn
 Muỗng do ngự xưởng chế tác sử dụng trong các buổi yến tiệc cung đình triều Nguyễn
Muỗng do ngự xưởng chế tác sử dụng trong các buổi yến tiệc cung đình triều Nguyễn
Tượng Kỳ Lân bằng ngọc
Tượng Kỳ Lân bằng ngọc
Thẻ bài ngọc của Vua Khải Định với bốn chữ Hán khắc nổi nạm vàng “Đại Nam thiên tử”
Thẻ bài ngọc của Vua Khải Định với bốn chữ Hán khắc nổi nạm vàng “Đại Nam thiên tử”
 Nghiên mực bằng ngọc hình lá sen
Nghiên mực bằng ngọc hình lá sen
Bình phong bằng gỗ với những họa tiết, chạm khắc tinh xảo triều Nguyễn
Bình phong bằng gỗ với những họa tiết, chạm khắc tinh xảo triều Nguyễn
Bảo tàng Lâm Đồng sẽ mở cửa đến ngày 2/9 sau đó sau đó sẽ tạm ngưng để bổ sung hiện vật phục vụ du khách vào dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI tổ chức vào cuối năm nay
Bảo tàng Lâm Đồng sẽ mở cửa đến ngày 2/9 sau đó sau đó sẽ tạm ngưng để bổ sung hiện vật phục vụ du khách vào dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI tổ chức vào cuối năm nay

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).