Tan mộng đổi đời ở Campuchia: Những tiếng chuông điện thoại 'nóng' trong đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không có việc làm ổn định ở quê nhà, cùng với giấc mơ muốn thay đổi cuộc đời, nhiều người đã quyết định mạo hiểm, tìm việc làm ở Campuchia và rơi vào cạm bẫy “trả lương cao” của những tổ chức lừa đảo chuyên nghiệp ở nước ngoài. Bị giam cầm, đánh đập và buộc làm những việc phi pháp, không ít nạn nhân đã chạy trốn về đất mẹ, bất chấp hiểm nguy. Có trường hợp đã nằm lại nơi đất khách.
Cùng với sự vào cuộc kịp thời của cơ quan chức năng hai nước, sau khi nhận được những thông tin cầu cứu, và tham vấn ý kiến của các cơ quan chức năng, phóng viên báo Tiền Phong đã có chuyến sang nước bạn và đưa được 5 nạn nhân về nước an toàn.
Những cuộc gọi ám ảnh lúc nửa đêm
Khoảng 0h20 phút một ngày cuối tháng 8/2022, anh Nguyễn Thanh Hải, một hiệp sĩ đường phố có uy tín ở Bình Dương nhận được cuộc gọi từ một số máy lạ. Vì thường xuyên nhận được những cuộc gọi tương tự, anh Hải không bất ngờ, vội mở máy. Đầu dây bên kia chỉ nói được một câu ngắn ngủi “Anh ơi cứu em với. Em đang bị nhốt ở Campuchia”, rồi cúp máy.

Em N.M.V, một nạn nhân được giải cứu kể lại việc bị lừa sang Campuchia
Em N.M.V, một nạn nhân được giải cứu kể lại việc bị lừa sang Campuchia
Sáng hôm sau, đợi mãi không thấy người này gọi lại, anh Nguyễn Thanh Hải hẹn phóng viên đến một quán cà phê ở phường Hiệp Thành (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) để chia sẻ thông tin, tham khảo ý kiến xung quanh cuộc gọi cầu cứu trong đêm.
Đến chiều hôm sau, trong lúc chúng tôi đang bối rối chưa biết xử lý thế nào thì chuông điện thoại của anh Hải lại vang lên. Đầu dây bên kia nói: “Hôm qua em gọi anh nhưng có người đến nên tắt ngang vì sợ bị phát hiện. Em đã gửi định vị qua số zalo, nhờ anh xem cứu em với”.
Theo định vị được gửi đến, địa điểm nạn nhân đang ở trông giống như một khu dân cư, rất khó để tiếp cận. Sang nước bạn cứu người không hề là chuyện đơn giản nên chúng tôi phải tính toán thật kỹ, lên kế hoạch chi tiết. Anh Hải và tôi liên hệ với các mối quan hệ và người quen đang làm việc tại các cơ quan chức năng của nước bạn để nhờ giúp đỡ.
“Nhóm của em có 5 người, ngày nào cũng bị đánh đập, chích điện. Em chịu không nổi nên van xin thì bị đánh gãy răng. Gia đình em nghèo lắm, hãy cứu lấy em. Em về nước được sẽ đi làm thuê kiếm tiền trả lại mọi chi phí cho anh”.
V.T.M.T - nạn nhân bị lừa qua Campuchia
Trong khi chúng tôi đang ráo riết lên kế hoạch cho chuyến đi thì vào 1h sáng của ngày kế tiếp, điện thoại của hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải lại đổ chuông. Đầu dây bên kia xưng tên là V.T.M.T (SN 2005, quê Phú Yên) và cho biết bị lừa qua Campuchia làm việc. Theo thông tin từ điện thoại, những ngày qua, nạn nhân bị đánh đập nhiều lần vì không làm tròn nhiệm vụ theo ý chủ. Nạn nhân này còn cho biết sở dĩ cô phải gọi điện lúc nửa đêm vì thời gian này bộ phận quản lý mệt mỏi nên lơ là, canh chừng các nạn nhân không nghiêm ngặt như ban ngày.
Không thể dửng dưng
Thông qua nạn nhân V.T.M.T - người giữ được liên lạc thường xuyên nhất, chúng tôi được thông tin, T là một trong số hàng nghìn người bị lừa, trong đó có cả người Việt, người Trung Quốc và người bản địa Campuchia.
“Nhờ các anh tìm cách giải cứu mọi người. Có thể em bị phát hiện và bị giết nhưng ở đây có đến gần 2.000 người chung cảnh ngộ, hãy cứu mọi người. Em còn chịu đựng được nhưng có một bạn ở cùng đang bị thương rất nặng. Mấy ngày nay bạn bị chích điện, đánh đập; kiệt sức không làm được lại bị đánh tiếp. Nếu tụi em không được cứu sớm thì khó sống. Nghe nói, tụi em sắp bị đưa qua Thái Lan rồi” - V.T.M.T nói vội trong tiếng nấc nghẹn ngào.
Người bạn bị thương vì bị tra tấn mà T nhắc đến, sau này chúng tôi mới biết đó là N.N.N.T (SN 1993, quê Long An, thường trú tại TPHCM). Xúc động với lời cầu cứu của T, chúng tôi càng quyết tâm đưa các nạn nhân ra khỏi chốn đoạ đày càng sớm càng tốt.
Sau vụ hàng chục người Việt bỏ chạy khỏi casino và mạo hiểm bơi qua sông về nước, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chỉ đạo các lực lượng tổ chức truy quét, trấn áp tình trạng cờ bạc bất hợp pháp. Đợt càn quét này, lực lượng chức năng Campuchia đã bắt giữ 2 người ở Chbar Ampov, 8 người ở Khan Kambol, 6 người ở Khan Toul Kork, 3 người ở Khan Russey Keo và 4 người tại Khan Chroy Changva.
Chúng tôi liên hệ được với anh N.M.H (quê Hải Phòng), người từng kinh doanh ở Campuchia để được hướng dẫn các thủ tục pháp lí cần thiết và “đường đi nước bước” khi sang nước bạn. Thật may mắn, khi vừa nghe đề cập đến việc có rất nhiều người Việt đang mắc kẹt và bị hành hạ, muốn được giải cứu, anh H đã từ Hải Phòng bay vào Bình Dương để phối hợp với chúng tôi vì anh rất quen thuộc địa bàn nước bạn, đồng thời có nhiều mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị chức năng và chính quyền sở tại.

Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải
Khi chúng tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ và sẵn sàng lên đường thì bất ngờ xảy ra tình huống phức tạp. Những định vị, hình ảnh, thông tin trên zalo mà người cầu cứu đã gửi bất ngờ bị thu hồi. Mọi người tìm mọi cách liên lạc lại với hai người cầu cứu trước đó nhưng bất thành. “Tình hình này không hay rồi. Mặc dù không cần định vị vẫn có thể qua được đúng nơi đó nhưng rất có thể nạn nhân đã bị phát hiện, bị thu giữ điện thoại, bị đánh và đưa đi nơi khác” - anh Nguyễn Thanh Hải lo lắng cho biết.
Anh N.M.H liên hệ với một người quen ở Campuchia thì được biết nơi các nạn nhân đang ở thuộc một khu liên hợp với nhiều tòa nhà cao ốc. Từ mô tả, anh H nhận định khu vực này có một nơi như “bất khả xâm phạm” do người nước ngoài quản lý. Người bên ngoài rất khó tiếp cận nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng từ trước giữa bên ngoài và bên trong.
Trong khi đang bế tắc đường hướng, chúng tôi nhận được thông tin từ anh D - người được anh H nhờ tìm hiểu tình hình bên nước bạn. Anh D nói đã xác định nơi ở của các nạn nhân và liên hệ được với một người quản lý biết nói tiếng Việt. “Họ đề nghị nếu muốn trao trả người thì phải đóng tiền chuộc 3.000 USD/người. Họ nói rằng đây là số tiền đã chi để “lấy người” trước đó” - anh D thông tin.
Với số tiền chuộc quá lớn, chúng tôi buộc phải có những tính toán hợp lý nhất. Thông qua nạn nhân, chúng tôi có số điện thoại để liên lạc với người thân của họ. Liên hệ với chị L.C.B (người thân của nạn nhân V.T.M.T) mới biết người nhà của T vẫn chưa nghe nói gì về việc nạn nhân bị lừa qua nước bạn làm việc và vẫn đinh ninh T đang làm công nhân ở Bình Dương.
(Còn nữa)
Theo Hương Chi (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.