Tam nông - Trọng tâm phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông cha ta đã dạy “Phi nông bất ổn”, trước khi nói “Phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Diễn biến 6 tháng đầu năm càng chứng tỏ vai trò quan trọng của tam nông.
 

Tăng giảm một số chỉ tiêu nông, lâm nghiệp-thủy sản.
Tăng giảm một số chỉ tiêu nông, lâm nghiệp-thủy sản.

Theo số liệu nói trên, tăng trưởng kinh tế của nông, lâm nghiệp- thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay tuy thấp nhất trong các nhóm ngành, nhưng số điểm phần trăm bị giảm so với cùng kỳ năm trước lại thấp hơn của toàn bộ nền kinh tế và thấp hơn của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng. Nói cách khác, nông, lâm nghiệp- thuỷ sản đã góp phần hạn chế sự suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Sản lượng của nhiều loại nông, lâm- thủy sản chủ yếu nhất là lương thực, thực phẩm đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước và đạt kỷ lục mới so với cùng kỳ các năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm- thủy sản tăng khá so với cùng kỳ, cả về lượng, cả về kim ngạch (thủy sản tăng 10%, rau quả tăng 8,6%, hạt điều tăng 44,8% về lượng và 30% về kim ngạch, cà phê tăng 22,3% về lượng và 17,2% về kim ngạch, hạt tiêu tăng 1,3% về lượng và tăng 28,1% về kim ngạch, sắn và sản phẩm của sắn tăng 73,5% về lượng và 44,8% về kim ngạch, cao su tăng 41% về lượng, chè tăng 13,9% về lượng và 12,8% về kim ngạch).

 

Nông nghiệp, nông thôn đã góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm.
Nông nghiệp, nông thôn đã góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm.

Mới qua 6 tháng đã có 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (thủy sản 2,882 tỷ USD, cà phê 2,239 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ 2,224 tỷ USD, gạo 1,688 tỷ USD, cao su 1,215 tỷ USD).

Nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc kiềm chế lạm phát. Giá lương thực đã giảm 6 tháng liền (tháng 6-2012 so với tháng 12-2011 đã giảm tới 4,68%). Theo ước tính của chuyên gia, giá lương thực có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới và tính chung cả năm vẫn giảm và đây là năm giảm đầu tiên tính từ năm 2001.

Giá lương thực giảm do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân quan trọng do lương thực được mùa và có sản lượng tăng liên tục trong 10 năm liền, đạt đỉnh cao nhất vào năm 2011 (gần 47 triệu tấn, với mức bình quân đầu người đạt 535 kg). Lúa đông xuân của cả nước ước đạt kỷ lục mới, có thể tăng khoảng 478.000 tấn so với năm trước. Lúa hè thu ở miền Nam bước vào thu hoạch rộ…

Nông nghiệp, nông thôn đã góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho số lao động bị mất và thiếu việc làm ở các ngành, các khu vực khác. Chính điều này đã góp phần làm cho tỷ lệ thất nghiệp của cả nước theo ước tính của Tổng cục Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2012 ở mức thấp (2,29%).

Tuy đạt kết quả như trên, nhưng khu vực tam nông hiện còn những hạn chế, bất cập và đứng trước những khó khăn, thách thức cần được tháo gỡ, hỗ trợ.

Hạn chế, thách thức lớn nhất là giá cả nông sản, thực phẩm giảm. Lương thực xuất khẩu giảm, hiện bị tồn đọng lớn, giá giảm lâu và sâu, trong khi giá đầu vào và giá hàng phi lương thực, thực phẩm tăng. Chăn nuôi gặp khó khăn khi giá giảm, lại thêm dịch bệnh gia súc vẫn còn.

Về vốn, dư nợ tín dụng cho nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản tính đến 30-4-2012 theo công bố của Ngân hàng Nhà nước đạt gần 231,2 nghìn tỷ đồng, giảm 0,54% so với cuối năm 2011. Theo đó, dư nợ tín dụng cho nhóm ngành này mới chỉ chiếm 8,83% tổng dư nợ tín dụng, thấp xa so với tỷ trọng 22% trong tổng GDP. Năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản năm 2011 vẫn còn thấp so với năng suất lao động chung của cả nước.

Do năng suất lao động thấp, nên giá trị thặng dư không nhiều, phần tích luỹ để tái đầu tư thấp. Nhiều chỉ tiêu khác về thu nhập, chi tiêu, các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, xã hội ở nông nghiệp, nông dân, nông thôn đều thấp hơn các ngành, các khu vực khác.

Để khắc phục những hạn chế bất cập, khó khăn thách thức trên, cần phải làm nhiều việc, trong đó có một số nội dung quan trọng.

Một, tiếp tục coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là trọng điểm số 1 để nâng cao năng suất lao động, hút lao động thuộc nhóm ngành này sang các nhóm ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ.

Hai, xây dựng nông thôn mới là công cuộc đổi mới nông nghiệp, nông thôn lần thứ hai (một sự tiếp tục của công cuộc đổi mới lần thứ nhất sau khoán 10), góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Ba, việc xây dựng nông thôn mới có nhu cầu lớn về nhiều mặt. Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế, cần tập trung thực hiện một số việc quan trọng.

Trước hết là hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông, thủy sản, đặc biệt là mua tạm trữ lương thực nhanh, với giá cả có lợi cho nông dân.

Nông nghiệp, nông thôn là ngành và khu vực ưu tiên theo Nghị quyết 13 của Chính phủ về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Theo đó cần phải giảm lãi suất vay, tăng tỷ trọng vốn, cơ cấu lại nợ cho ngành khu vực này một cách tích cực hơn.

Đưa hàng về nông thôn, đẩy mạnh việc tiêu thụ trên cơ sở hạ giá bán; tìm thêm thị trường để tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.