“Tấm lá chắn” của người Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một già làng từng nói rằng, muốn hiểu về một chàng trai Tây Nguyên, hãy quan sát họ múa khiên.

1. Khiên là một loại vũ khí để tự vệ, chiến đấu khá phổ biến ngày xưa của các dân tộc bản địa Trường Sơn-Tây Nguyên. Ngày nay, hình ảnh chiếc khiên còn lưu giữ trong các bảo tàng, nhà trưng bày, sưu tập tư nhân về văn hóa Tây Nguyên hay trong nhà rông các làng. “Tấm lá chắn” này trở thành đạo cụ không thể thiếu trong các đội cồng chiêng.

Nghệ nhân Ksor Hnao (làng Kép, phường Đống Đa, TP. Pleiku) cho biết: Từ xa xưa, chiếc khiên đã trở thành biểu tượng cho tinh thần bảo vệ buôn làng của các chàng trai dũng cảm. Không người đàn ông nào không có khiên, không làng nào lại thiếu khiên treo trên vách nhà rông. Chiếc khiên như một tấm lá chắn được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. “Đàn ông thường mang khiên khi đi rẫy, vào rừng để lỡ gặp thú dữ dùng che chắn, bảo vệ mình. Trong các làng, có bao nhiêu thanh niên ngủ ở nhà rông sẽ có bấy nhiêu chiếc khiên treo ở đó. Đây vừa là vũ khí để tự vệ, vừa để trai làng tập luyện chiến đấu nếu có kẻ thù hoặc thú dữ đe dọa”-nghệ nhân Ksor Hnao nói.

Nghệ nhân Ksor Hnao giới thiệu văn hóa gắn với chiếc khiên trong đời sống của người bản địa Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân Ksor Hnao giới thiệu văn hóa gắn với chiếc khiên trong đời sống của người bản địa Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Từ một loại vũ khí phổ biến trong xã hội xưa, người bản địa sáng tạo điệu múa khiên dựa trên tư thế chiến đấu của các chàng trai. Trong các cuộc trình diễn cồng chiêng, thường sẽ có các chàng trai khỏe mạnh đi đầu trong tư thế tay cầm khiên, tay cầm kiếm hoặc ngọn lao. Theo nghệ nhân Ksor Hnao, đó còn là hình ảnh biểu tượng của tinh thần sẵn sàng bảo vệ buôn làng và luôn được đề cao trong lối sống từ xa xưa cho tới ngày nay.

Trong nhiều hiện vật dân tộc học mà nghệ nhân Ksor Hnao sưu tầm có 2 chiếc khiên bằng gỗ mà ông rất quý, được chế tác cầu kỳ như những tác phẩm nghệ thuật. Chiếc khiên được làm bằng gỗ trắc khá nặng, thoạt nhìn tựa như chiếc chiêng có núm. Mặt trước khắc hoa văn, quanh núm khắc hình ngôi sao nhiều cánh và khảm da cáo. Mặt sau tấm khiên có thanh cầm chắc chắn. 2 chiếc khiên nổi bật giữa những đồ vật trong phòng trưng bày. “Đây là chiếc khiên gỗ có tuổi đời hàng trăm năm với kỹ thuật chế tác rất cầu kỳ, bền chắc với thời gian. Những người biết làm khiên hiện nay cũng không còn nhiều”-nghệ nhân Hnao cho biết.

2. Nghệ nhân Ayo (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa) là một trong số ít người biết kỹ thuật chế tác khiên. Người Bahnar gọi khiên là khêl và thường làm khiên bằng gỗ cây alu. “Đây là loại cây mọc ở vùng đầm lầy, gỗ rất mềm, dẻo, nhẹ nhưng chắc chắn. Xưa kia, cây alu mọc dày đặc trên cánh đồng Kơ Dơ. Thân cây cao hàng chục mét, bộ rễ khổng lồ vươn dài, tạo thành hình thù kỳ dị lộ thiên, bên dưới tạo thành những hang hốc. Trẻ con trong làng thường chui vào bên trong những bộ rễ bắt cua, bắt cá. Tuổi thơ của chúng tôi gắn bó trên cánh đồng Kơ Dơ cùng với những rừng alu này”-ông Ayo cho biết.

Cũng theo nghệ nhân Ayo, thân cây alu đủ lớn được xẻ về làm khiên hoặc cán búa. Để làm được những chiếc khiên hình tròn có đường kính hơn 1 m, người già trong làng chọn những cây alu to lớn, xẻ thành tấm gỗ xéo, sau đó ghép thành hình tròn có chóp. Mặt trong khiên có tay cầm cân xứng với đỉnh chóp bên ngoài. Những chiếc “đinh” để ghép miếng gỗ được làm từ thân tre già. Sau khi hoàn thành, chiếc khiên rất bền chắc, sức bảo vệ, chống đỡ rất kỳ diệu. “Gỗ cây alu tuy mềm, nhẹ, nhưng săn chắc giúp cản đẩy mũi lao rất tốt, ngay cả kiếm sắc đâm cũng rất khó thủng”-nghệ nhân Ayo cho hay.

Sau ngày thống nhất đất nước, cây alu vẫn còn rất nhiều ở phía thấp trũng của cánh đồng Kơ Dơ. Nhưng sau đó, để có đất trồng lúa, người dân đã khai hoang mở rộng diện tích, cây alu dần vắng bóng trên cánh đồng. Nghệ nhân Ayo hoài niệm: “Tuy những chiếc khiên từ gỗ cây alu không còn nhưng các nghệ nhân vẫn đan những chiếc khiên từ tre, nứa, mặt khiên bọc vải thổ cẩm và sơn họa tiết trắng đỏ, đen biểu trưng cho mặt trời, đất và nước. Khiên là đạo cụ không thể thiếu trong các tiết mục văn nghệ dân gian”.

Nghệ nhân làng Piơm (thị trấn Đak Đoa) múa khiên trong lễ tái hiện đâm trâu mừng chiến thắng tại Ngày hội văn hóa các dân tộc ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân làng Piơm (thị trấn Đak Đoa) múa khiên trong lễ tái hiện đâm trâu mừng chiến thắng tại Ngày hội văn hóa các dân tộc ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Hoàng Ngọc

Nhiều lần cùng đội chiêng làng Piơm biểu diễn múa khiên ở các sự kiện văn hóa tại Hà Nội và trong tỉnh, nghệ nhân Ayo khẳng định: “Múa khiên không thể thiếu trong trình diễn cồng chiêng, đặc biệt là trong lễ đâm trâu hay các bài chiêng mừng chiến thắng. Điệu múa khiên thường có 2 hoặc 4 người, thể hiện tư thế dũng mãnh của các chàng trai. Lúc chống đỡ, khi tấn công tay cầm kiếm, tay cầm khiên phải vung lên đưa xuống nhịp nhàng. Khi biểu diễn hay chiến đấu ngoài đời thực với kẻ thù, nếu 1 trong 2 người bị gãy hoặc rớt kiếm, cả hai sẽ cùng đặt khiên xuống và vật nhau bằng tay để phân thắng thua. Đây là điệu múa giúp cho thế hệ trẻ hiểu ông bà mình đã chiến đấu với kẻ thù, với thú dữ để tự bảo vệ mình, bảo vệ buôn làng như thế nào”.

Trong sử thi Đăm Săn có nhiều đoạn mô tả những trận đánh nhau “long trời lở đất” giữa Đăm Săn-một người có tinh thần chính nghĩa và uy tín với cộng đồng và kẻ thù là tù trưởng Mtao Mxây mà vũ khí để hai bên chiến đấu chính là chiếc khiên. Sự yếu đuối của Mtao Mxây và sự khỏe mạnh của Đăm Săn thể hiện rất rõ qua hình ảnh chiếc khiên: Mtao Mxây “múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi Tây sang bãi Đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ”. Còn lúc Đăm Săn múa thì: “Một lần xốc tới, chàng vượt qua đồi tranh. Một lần xốc tới nữa chàng vượt qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây”. Càng lúc Đăm Săn múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp. “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc…”.

Theo thời gian, chiếc khiên đã góp phần làm nên sự độc đáo cho không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nó còn thể hiện cốt cách, lối sống yêu chuộng tự do, nghĩa hiệp của các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.