Suối nguồn tình tự - Kỳ 1: Ký ức không phai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Điều may mắn cho bất kỳ đô thị nào là sở hữu được những dòng sông, con suối, ngọn thác mà thiên nhiên đã ban tặng. Bởi đó là vốn tài nguyên quý báu để quy hoạch, phát triển lâu dài và kiến tạo giá trị đặc trưng không chỉ trên bình diện kinh tế, xã hội mà cả về mặt lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc. Sở hữu vốn quý ấy, TP. Buôn Ma Thuột cần khai thác thế nào trong quá trình mở rộng, phát triển đô thị?

Cư dân gắn bó lâu đời ở đô thị Buôn Ma Thuột không ai xa lạ gì với những địa danh như: Ea Tam, Akô Dhông, Kô Tam, Kô Siêr, Ea Nao, Ea Nhuôl, Suối Xanh… Đây cũng là những dòng suối tiêu biểu được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này - và nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của cư dân bản xứ xuyên suốt hàng trăm năm qua.

Huy hoàng của suối

Đến với những địa danh trên, ở đâu tôi cũng được nghe nhiều người lớn tuổi nhắc nhở và gợi nhớ về một thời huy hoàng của suối. Những giọt nước được chắt ra từ những cánh rừng, cỏ cây, đất đá… rồi cứ thế tích tụ dần và phát nguyên thành dòng chảy tự nhiên, vô nhiễm. Suối ở đây tha hồ rong ruổi qua những lũng dốc trập trùng trên vùng đất sơn nguyên. Con nước cứ hoang dại chảy từ Đông sang Tây, có khi róc rách hiền hòa, cũng có khi gầm réo dữ dội theo hai mùa mưa nắng. Nhưng dẫu cho suối có đi qua hành trạng, địa hình nào - nông sâu hay to nhỏ, buôn làng hay rừng hoang đều mang tinh thần tự do và phóng túng như bản tính con người ở đây vậy.

Thác Lộn Xộn trên dòng suối Ea Tam (đoạn qua xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột). ảnh 1

Thác Lộn Xộn trên dòng suối Ea Tam (đoạn qua xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột).

Già Ei Lơng là người buôn Ea Nao sang lấy vợ và ở rể ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đã hơn bảy mươi năm qua, lần nào gặp tôi ông cũng bảo: Những dòng suối ở đây, người Êđê xem như một sinh thể sống với ý nghĩa đầy đủ của nó, có khởi đầu và có kết thúc. Trong hành trình ấy, suối cũng dâng hiến những gì mình có cho đất đai, con người thụ hưởng.

Ví như hai con suối Ea Tam và Ea Nao chẳng hạn - khởi đầu từ cánh rừng Kộ ki (gọi là đầu nguồn Ki) thuộc buôn Kô Tam ngày nay, dòng nước cứ lớn dần, rộng ra như cách trưởng thành của mọi sinh vật trên trái đất này vậy, để cùng đời sống con người gắn bó, hòa hợp trong chỉnh thể cộng đồng đủ đầy và toàn vẹn nhất. Bởi thế mới có nghi lễ cúng bến nước, người Êđê không những gửi thông điệp đến các Yàng (nước, rừng, đất đai, cây cỏ) cầu xin những giọt nước trong lành, không bao giờ cạn, mà hơn thế còn mong “cơ thể suối” ở đây sống khỏe mạnh, có ích lợi và chan hòa.


“Chúng tôi bức xúc khi nhìn các con suối trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột bị lấn chiếm, xâm hại. Quá trình đô thị hóa diễn ra, nếu như thiếu sự kiểm soát của chính quyền sẽ tiếp tục đẩy nhiều con suối lâm vào cảnh biến dạng, bức bí đáng báo động”.

Anh Y Nguôn Êban, Trưởng buôn Ea Nao A, xã Ea Tu,TP. Buôn Ma Thuột

Tôi đã từng nghe già Ei Lơng khấn Yàng Ea trong những lần cúng bến nước Kộ ki: “Ơ…Ea B’kha (nước rỉ từ rễ cây), đừng quên cho nước cả ngày lẫn đêm/ Nước từ chỗ này để uống, xa hơn để tưới tắm ruộng vườn, để con thú tìm về/ Để hoa cây ktung, ktang rụng xuống cho cá tôm ăn no, sinh đẻ đầy đàn/ Nước đầu nguồn đến cuối nguồn cho dân làng cái ăn không bao giờ hết/ Cầu cho giọt nước Ea B’kha như đứa trẻ lớn lên thành suối, thành sông chảy khắp xứ Yàng Ea”.

Lời khấn dường như được chứng thực, trên hai con suối kia - dù cùng chung một nơi phát tích là đầu nguồn Kộ ki, nhưng Ea Nao chảy vòng qua phía Đông - Bắc, còn Ea Tam theo hướng Tây - Nam, đến cầu Ea Tam (Km5, trên đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Buôn Ma Thuột hiện nay) thì nhập lại. Từ đây suối Ea Tam nhận thêm nguồn nước Ea Nao để tiếp tục băng qua nhiều ghềnh thác, rừng già, buôn làng để đổ vào dòng Sêrêpốk hùng vĩ.

Trên dặm dài hơn 73 km chảy qua, hai dòng suối đã dâng tặng cho cư dân sinh sống ven bờ nhiều nguồn lợi to lớn và thân thiết. Tôm cá, hoa trái, rau củ để ăn quanh năm và nhất là những nơi suối đi qua đã để lại nhiều vùng đầm lầy màu mỡ, giúp hàng trăm hộ gia đình trong vùng be bờ, xới đất làm lúa, trồng rau màu hay nuôi trồng thủy sản.

Những dòng nước ân tình

Có đôi lần, tôi cùng anh em Y Hin và Y Sai Kbuôr (con trai già Ei Lơng) theo suối mà đi, vừa chơi vừa giăng lưới bắt cá, tôm, ốc, cua đủ loại - và trọn một ngày thì xuôi hết hai con suối nói trên. Suối Ea Nao hiện ra như gương mặt người già trầm tư, khắc khổ nhưng luôn tỏ tấm lòng bao dung cho nhiều phận đời, phận người gắn bó; còn dòng Ea Tam thì tráng niên, hào hiệp hơn trên chặng đường rong ruổi với bao nỗi dâu bể, thăng trầm.

Bà con người Êđê canh tác ruộng lúa đầu nguồn suối Ea Nao. ảnh 2

Bà con người Êđê canh tác ruộng lúa đầu nguồn suối Ea Nao.

Cả hai đều khởi phát từ buôn Kô Tam, nhưng suối Ea Nao chảy vòng quanh qua các buôn Kmrơng Prông, Ea Nao; còn suối Ea Tam bươn bả dài hơn, từ đầu nguồn Kộ ki hoang sơ ra phố thị sầm uất như Tân Lập, Tự An, Khánh Xuân, Hòa Xuân và Hòa Phú… để đổ vào sông Sêrêpốk. Những nơi con suối đi qua đã không quên ban nguồn ân sủng cho cư dân bản xứ vốn luôn tôn trọng, gắn bó với mình như máu thịt. Hai anh em dòng họ Kbuôr đi cùng tôi lần ấy chỉ những thửa ruộng màu mỡ ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu) hay cánh đồng Ea Um, buôn Kô Siêr (phường Tân Lập) và hàm ơn rằng, đó chính là quà tặng của suối cho dân làng từ bao đời nay. Anh em nhà Y Hin, Y Sai cũng như bà con dòng họ của mình sống nhờ nguồn lương thực được canh tác ở đó. Hộ nhiều thì 5 - 7 sào, người ít thì cũng 2 - 3 sào lúa nước, mỗi năm hai vụ thu về hàng tấn lúa, phần để ăn, còn lại để bán nhằm trang trải cho mùa sau.

Suối Ea Tam chảy qua lòng TP. Buôn Ma Thuột đã bị thu hẹp, biến dạng do tình trạng cơi nới, xây dựng trái phép của người dân. ảnh 3

Suối Ea Tam chảy qua lòng TP. Buôn Ma Thuột đã bị thu hẹp, biến dạng do tình trạng cơi nới, xây dựng trái phép của người dân.

Ngoài ra, theo bà H’Triệu Kđoh, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Tu, chỉ riêng hai hồ nước (Ea Ki và Ea Nao) mà dòng suối tạo nên đã góp phần tưới tắm cho hơn 460 ha cà phê, cây trái các loại trên địa bàn. Hơn thế, nguồn nước ở đây còn mang lại sinh kế truyền đời cho cư dân bản xứ với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản có từ xa xưa cho đến nay. Nhờ vậy đời sống của cộng đồng người Êđê cư trú lâu đời bên những con suối nói trên ít bị biến động về mặt cấu trúc xã hội, kinh tế lẫn cảnh quan, môi trường cũng như các giá trị đạo đức và nhân văn khác. Nói cách khác, suối nguồn trong ký ức của họ luôn hiện lên một màu rực rỡ và huy hoàng, cho dù hiện tại và trong tương lai nữa - “cơ thể” của không ít những dòng suối đã và đang bị cơn lốc đô thị hóa xâm hại, bào mòn… nên ngày càng trở nên tàn tạ.

(Còn nữa)

--------------------

Kỳ 2: Những dòng suối bị “đánh cắp”

Link bài gốc: https://baodaklak.vn/xa-hoi/202309/suoi-nguon-tinh-tu-ky-1-e1020f4/

Có thể bạn quan tâm

Tướng tài Nguyễn Chí Vịnh: Không để nước lớn cảm thấy bị mất thể diện

Tướng tài Nguyễn Chí Vịnh: Không để nước lớn cảm thấy bị mất thể diện

'Hãy suy nghĩ cách viết thế nào để bài phát biểu phải bám sát đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Thể hiện cho khéo đừng làm cho nước lớn cảm thấy bị mất thể diện, người dân nghe được và kẻ địch thì không thể lợi dụng chống phá', Đại tá Vũ Văn Khanh nhớ mãi lời căn dặn của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Nóng nghề viết hồi ký cho người già

Nóng nghề viết hồi ký cho người già

Không phải là các nghệ sĩ, chính khách, người nổi tiếng..., bất cứ ai nếu muốn đều có thể xuất bản một cuốn hồi ký. Dịch vụ viết hồi ký bắt đầu phổ biến từ mấy năm nay. Nhóm khách là người già chiếm đa số, những người trẻ phần vì cuộc đời chưa có mấy chuyện để tổng kết, phần khác, họ thường thích tự viết hơn là nhờ người khác.
Chuyện xóa mù chữ nơi suối Khôn

Chuyện xóa mù chữ nơi suối Khôn

(GLO)- Khi nắng chiều vừa tắt, tiếng chuông điện thoại của cán bộ Đội Công tác địa bàn Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông) lại reo vang. “Thầy ơi, tối nay lớp mình học không?”. “Có chứ em, không học sẽ quên mặt chữ đấy”. Cuộc hỏi-đáp qua điện thoại giữa những “thầy giáo quân hàm xanh” và người dân ở khu dân cư suối Khôn vẫn tiếp nối từ ngày này sang ngày khác, để lớp xóa mù chữ cho bà con được duy trì đều đặn.
Hơn cả sự sẻ chia

Hơn cả sự sẻ chia

'Hôm tựu trường, mẹ của hai em đến 'tiền trạm' coi con học ở đâu rồi báo với nhà trường cả hai không di chuyển nhiều được, ngỏ ý xin cho con học tầng trệt. Hai em sinh đôi, cùng mắc bệnh hiểm nghèo, gia cảnh cũng nghèo, trụ bám con chữ tới giờ là quý lắm rồi. Nhà trường chẳng có cớ gì mà không giúp các em cả', cô Bùi Thị Kim Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Phú Hường (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cởi mở.
Mùa săn 'biệt dược' rừng xanh

Mùa săn 'biệt dược' rừng xanh

Từ một loại trái cây dại, giờ đây nho rừng trở thành đặc sản được nhiều người săn đón. Loại quả mọc hoang trong rừng hiện đang vào mùa chín rộ. Thời điểm mùa mưa cũng là mùa hứa hẹn nguồn thu nhập đáng mơ ước của người dân nhờ nghề tìm hái nho rừng bán cho thương lái.
Kỳ cuối: Hệ thống chính trị cơ sở-xây để chống

Kỳ cuối: Hệ thống chính trị cơ sở-xây để chống

(GLO)- Gia Lai có 220 đơn vị hành chính cấp xã, thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố. Có nghĩa là có 220 bộ máy quản lý hành chính ở cơ sở (bộ máy này là hệ thống chính trị) bao gồm tổ chức Đảng, chính quyền và Mặt trận, các đoàn thể chính trị, trong đó, cấp ủy Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối theo quy định của Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là lực lượng có vai trò quan trọng hàng đầu trong đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước từ cơ sở bằng những thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của các thế lực thù địch.

Vì sự an toàn và ổn định đời sống cho người dân - Kỳ I: Đầu tư cho những vùng đất mới

Vì sự an toàn và ổn định đời sống cho người dân - Kỳ I: Đầu tư cho những vùng đất mới

Để bảo đảm an toàn, ổn định đời sống cho nhân dân, thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện các dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Sa Thầy và Kon Plông. Từ nguồn vốn đầu tư của các dự án, các khu tái định cư được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, đời sống của đa số người dân dần ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những vướng mắc đang được các cấp, các ngành nỗ lực phối hợp để tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.
Kỳ 2: Âm mưu, thủ đoạn kích động biểu tình, bạo loạn của các thế lực thù địch

Kỳ 2: Âm mưu, thủ đoạn kích động biểu tình, bạo loạn của các thế lực thù địch

(GLO)- Như chúng ta đã từng biết, trong khi trên quê hương Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, cộng đồng bà con các dân tộc đang đoàn kết chung tay lao động, xây dựng quê hương trong yên bình, hạnh phúc, thì ngày 2-2-2001 và 3 năm sau đó là ngày 10-4-2004, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhẹ dạ cả tin nghe theo lời bọn phản động trong và ngoài nước với cái gọi là “Nhà nước Đề ga” hay “Cộng hòa Đề ga” tự trị, do tên phản bội dân tộc mình là Ksor Kơk, “tổng thống” tự xưng và tay chân của hắn lôi kéo, xúi giục, dọa dẫm bắt bà con tập trung kéo nhau đi... đòi quyền lợi, với những yêu sách phi lý!

'Khơi' nội lực trong đồng bào tôn giáo - Kỳ 1: Chung sức vì cộng đồng

'Khơi' nội lực trong đồng bào tôn giáo - Kỳ 1: Chung sức vì cộng đồng

Trong vườn hoa “nghìn việc tốt”, các chức sắc, tín đồ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau trên địa bàn tỉnh đã phát huy tinh thần, trách nhiệm và khát vọng cống hiến, góp sức dựng xây quê hương giàu đẹp, trở thành những trụ cột vững chắc ở xứ đạo, tạo sự hòa hợp, gắn kết đạo - đời.
Kỳ 1: Phân bố lại dân cư, lao động để phát triển kinh tế-xã hội

Kỳ 1: Phân bố lại dân cư, lao động để phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta và đã đề ra đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc với nguyên tắc nhất quán: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc ở Việt Nam được làm chủ vận mệnh của mình trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở Gia Lai, cấp ủy và chính quyền trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước luôn quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách đó.

'Tarzan' của Tây Nguyên

'Tarzan' của Tây Nguyên

Vì có lối sống, tình yêu đặc biệt với núi rừng Tây Nguyên mà chàng trai Jrai 21 tuổi R'Cơm Bus có một thân thể rắn chắc, khỏe mạnh được ví như Tarzan. 'Tarzan' của Tây Nguyên còn thành thạo hơn 10 loại nhạc cụ dân tộc, mở lớp dạy học đánh cồng chiêng nhằm trao truyền, giữ gìn văn hóa dân tộc cho lớp trẻ làng Pleiku Roh.
Chênh vênh làng thanh niên lập nghiệp ở A Lưới

Chênh vênh làng thanh niên lập nghiệp ở A Lưới

Gần 15 năm trước, dự án Làng thanh niên lập nghiệp đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân nơi đây lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề.