Sửa cống, đào được… nguyên ngôi đền bí ẩn 2.200 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một ngôi đền cổ đại thời các pharaon, lộng lẫy và bí ẩn, đã được tìm thấy một cách hy hữu bên bờ sông Nile, địa phận Ai Cập.
Công trình xây dựng cống thoát nước ở thành phố Tama (Ai Cập) đã vô tình khiến giới khoa học phải bận rộn. Trong quá trình đào cống, các công nhân đã khám phá ra một cái gì kỳ lạ, cổ xưa.
Bộ Cổ vật Ai Cập đã xác định được đó chính là cả một ngôi đền được chạm khắc công phu, lộng lẫy có tuổi đời 2.200 năm. Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã tiếp quản và khai quận được một bức tường nằm theo hướng Đông – Tây, một bức tường hướng Bắc –Nam và góc Tây Nam của ngôi đền, được chạm khắc các hình ảnh mô tả thầy Hapi, là vị thần tượng trưng cho sinh sản và nước lũ, người bảo trợ cho nền nông nghiệp Ai Cập cổ đại.
Các nhà khoa học đang làm việc tại khu vực khai quật - ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập
Các nhà khoa học đang làm việc tại khu vực khai quật - ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập
Các bức phù điêu mô tả thần Hapi mang theo đồ tế lễ, được vây quanh bởi các loài chim và động vật khác. Hiện quá trình khai quật vẫn đang tiếp tục. Việc xây dựng hệ thống cống thoát nước phải tạm dừng vô thời hạn.
Quá trình nghiên cứu cho thấy di tích bí ẩn này đã 2.200 năm tuổi, tức đã tồn tại dưới triều đại pharaon Ptolemy IV của Ai Cập. Các đoạn văn bản trong đền cũng đề cập đến pharaon Ptolemy IV.
Cận cảnh một bức phù điêu của ngôi đền - ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập
Cận cảnh một bức phù điêu của ngôi đền - ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập
Ptolemy IV là vị pharaon thứ thư của triều đại Ptolemaic của Ai Cập. Triều đại này bị coi là không thành công, bởi pharaon là người thích đi ngao du, sống như một nghệ sĩ hơn một nhà vua và mọi quyền bính đều giao cho một chức sắc tôn giáo đầy tham vọng tên Sosibius. Cuối triều đại, người Ai Cập nổi dậy chống lại vị pharaon này. Ptolemy IV cai trị từ năm 221-204 trước Công Nguyên.
Thành phố Tama – nơi tìm thấy ngôi đền - là một thành phố hiện đại nằm phía bắc Sohag (Ai Cập), bờ phía Tây sống Nile. Một khu vực của thành phố tên Kom Shaqao tọa lạc trên chính mảnh đất từng là thủ đô quận 10 của Thượng Ai Cập, một khu định cư trù phú hàng ngàn năm về trước.
A. Thư (Theo Live Science, Fox News, nld)

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.