Chiếc chiếu đắt nhất thế giới, 200 năm vẫn như mới, không ai làm được cái thứ 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một chiếc chiếu ngà thu nhận từ dân gian được bọc trong các lớp thổ cẩm và đặt trong một hộp bằng gỗ nam mộc rất tinh tế, được mệnh danh là đắt nhất trong lịch sử, 200 năm vẫn như mới, độc nhất vô nhị cùng các bí ẩn làm nên nó.
Vài năm trước, chiếu là một nhu cầu thiết yếu cho mọi gia đình vào mùa hè ở Trung Quốc. Mùa hè ở miền bắc không quá nóng, bởi vậy nhu cầu về chiếu của người tiêu dùng cũng không cao. Một tấm chiếu cói đơn giản và rẻ tiền là mặt hàng tốt nhất cho mọi gia đình vào mùa hè.
Còn thời tiết ở phía nam Trung Quốc thì nóng và ẩm ướt, bởi vậy người tiêu dùng khu vực này cũng rất thận trọng khi chọn một chiếc chiếu. Chỉ cần một thiếu sót nhỏ, họ có thể phải trả giá một cách mù quáng cho những chiếc chiếu suốt mùa hè. Do đó, chiếu trong mắt người miền nam chắc chắn không phải là một vật rẻ tiền. Thậm chí hơn một thập kỷ trước, nó còn là một mảnh ghép lớn của gia đình. Một chiếc chiếu có hình hoa mẫu đơn khi đó trở thành một trong những món quà cưới không thể thiếu trong các hôn lễ. 
Ngày nay, giá trung bình của một chiếc chiếu trúc trên thị trường là từ vài trăm đến vài nghìn nhân dân tệ. Một số chiếu làm thủ công bằng tay thâm chí còn có giá lên đến gần năm chữ số. Tuy nhiên, tất cả những chiếc chiếu này vẫn phải chào thua một loại chiếu độc tôn khác. Loại chiếu đó được gọi là chiếu ngà. Như chúng ta đã biết, đặc điểm của ngà (voi) là cứng và giòn. Thật khó tưởng tượng  khi người ta sử dụng nó để làm một chiếc chiếu. Tuy nhiên, người cổ đại Trung Quốc đã làm ra nó thành công.
Vào những năm 1960, khi các nhân viên của Bảo tàng Cố cung kiểm tra các cổ vật của nhà Thanh, họ đã tìm thấy một chiếc chiếu ngà trong kho, được trộn lẫn giữa nhiều chiếu trúc khác.  Do màu sắc của chiếc chiếu tươi sáng, nên nó đã thu hút sự chú ý của các nhân viên bảo tàng.   Theo mô tả trong cuốn “Cách chí kính nguyên”, chiếc chiếu ngà này được làm trong thời Ung Chính và Càn Long. Đây là một món quà được các quan chức Quảng Đông sử dụng để dâng lên hoàng đế.
Hơn nữa, nguồn gốc và cách làm chiếc chiếu ngà này cũng được mô tả trong cuốn sách "Cách chí kính nguyên". Do tính chất cứng và giòn của ngà voi, khí hậu phía bắc quá khô nên chiếu chỉ có thể được làm ở phía nam ẩm ướt. Hơn nữa, ngà voi cũng được ngâm trong một loại thuốc đặc biệt để đạt được kết cấu mềm và mượt. Tuy nhiên, công thức của loại thuốc này không được ghi lại trong cuốn sách, bởi vậy quy trình sản xuất chiếc chiếu này đã bị thất truyền. 
Vậy, chiếc chiếu ngà được sinh ra lần đầu tiên trong triều đại nào?  Trong "Tây kinh tạp kỹ" do Lưu Hâm viết vào thời nhà Hán, có một đoạn ghi chép “Ban cho Lý phu nhân chiếu ngà voi". Cuốn sách cũng mô tả kết cấu của chiếc chiếu ngà. Kết cấu tốt và đồng đều, bề mặt mịn, mềm mại và thoải mái, có thể cuộn lại tùy ý. Từ đó có thể thấy, chiếu ngà ra đời từ thời nhà Hán, và luôn được coi là đồ dùng của giới quý tộc.  
Tuy nhiên, riêng việc bảo quản chiếu trúc đã là một việc khó khăn, nên những chiếc chiếu ngà được lưu truyền tới ngày nay chỉ còn hai cái, và chúng vô cùng quý giá. Các chuyên gia ước tính một cách dè dặt rằng một chiếc chiếu ngà trị giá ít nhất hàng chục triệu nhân dân tệ và một chiếc chiếu có thể mua hàng ngàn chiếc xe tải. Quả thật là một mức giá trên trời.  
Hiện trong Cố Cung đang lưu giữ một chiếc chiếu ngà. Vậy còn một chiếc nữa ở đâu? Cũng trong những năm 1960, Bảo tàng tỉnh Sơn Đông đã thu nhận một chiếc chiếu ngà trong dân gian. Khi nhận được, chiếc chiếu được bọc trong các lớp thổ cẩm và được đặt trong một hộp bằng gỗ nam mộc rất tinh tế.
Theo nhận định của Bảo tàng tỉnh Sơn Đông, chiếc chiếu ngà ở đây và chiếc chiếu ngà trong Cố Cung có màu rất giống nhau. Rất có khả năng vào cuối triều đại nhà Thanh, các thái giám và cung nữ chạy trốn khỏi cung đã mang chiếu ra ngoài. Theo mô tả của chính người sưu tầm được chiếc chiếu, trên thực tế, một chủ tiệm cầm đồ đã mua nó vào cuối triều đại nhà Thanh. Sau đó, chủ tiệm cầm đồ trở về quê nhà Sơn Đông và tặng nó cho huyện trưởng. Sau nhiều hồi lưu lạc, chiếc chiếu vào tay nhà sưu tập đồ cổ.   
Dân Việt (Theo S.S /Theo NewQQ)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.