Sử xanh lưu danh "Cân quắc anh hùng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi không nhớ mình trở về ấp Xuân Hòa (nay là thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã bao lần. Lần nào tôi cũng không quên vào thăm ngôi nhà cổ được cho là của ông Bùi Đắc Chí, cha nữ tướng Bùi Thị Xuân, để thắp hương tưởng nhớ người nữ anh hùng bậc nhất của nhà Tây Sơn, người được Hoàng đế Quang Trung ban tặng 4 chữ “Cân quắc anh hùng” (bậc nữ lưu có khí phách).
Ngôi nhà cổ nhỏ nhắn trên nền đất cũ nằm giữa thôn Phú Xuân. Một vài người dân ngụ cư tại đây xưng là con cháu tộc Bùi chính phái ở Tây Sơn đã khẳng định đây là nơi từ thời thiếu nữ Bùi Thị Xuân đã sinh sống cùng cha mẹ mình. Ngôi nhà ấy đến nay đã được tu bổ, chỉnh trang và cơi nới thêm (phía nhà dưới) nhiều lần. Đợt trùng tu gần đây, dù vẫn giữ lại kiến trúc ban đầu nhưng trong nhà đã thay toàn bộ những cột kèo, tường vách lâu năm bị hư hỏng. Thực ra, nhìn cảnh vật và ngôi làng nông thôn bên phía Nam sông Côn hiện tại vốn chẳng sung túc là bao, tôi không hình dung được sự giàu có của một phú hộ nổi tiếng như ông Bùi Đắc Chí ngày xưa như thế nào. Chỉ biết rằng, dòng Bùi chính phái nơi này thời ấy khá đông đúc, có nhiều ruộng đất. Ngày nay, vẫn còn một số di tích tương truyền là vùng đất sở hữu của tộc Bùi, gắn liền với bà Bùi Thị Xuân thời trước và sau khởi nghĩa của phong trào nông dân Tây Sơn như: di tích Vườn Dinh phía sau nhà thờ chính phái hiện nay, nơi thờ tự bà trước đây; Trường Võ-nơi luyện võ của đội nữ binh do bà huấn luyện, hiện nằm bên cầu Đồng Sim, quốc lộ 19; Gò Đinh-nơi luyện voi khi bà tham gia nghĩa quân Tây Sơn, nằm gần Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân ngày nay. Theo con cháu họ Bùi, ngay cả mảnh đất trên 5.000 m2 gần quốc lộ 19, ngoài làng Xuân Hòa, được sử dụng để xây Đền thờ Bùi Thị Xuân (năm 2008) cũng là đất của phú ông Bùi Đắc Chí.
 Tác giả chụp ảnh lưu niệm ở Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: H.L.V
Tác giả chụp ảnh lưu niệm ở Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: H.L.V
Rất tiếc, gia phả Bùi tộc chưa được tìm thấy. Chỉ thấy trong căn nhà tộc Bùi chính phái, bên cạnh ngôi nhà xưa của Bùi Thị Xuân có treo bảng kê “Tông đồ Bùi tộc” mà thủy tổ là ông Bùi Văn Từ rồi đến Tam cao Bùi Văn Kim. Ông Kim sinh được 10 người con, gồm 4 trai và 6 gái. Trong số đó, ông Bùi Đắc Chí là con cả; ông Bùi Đắc Tuyên-người con thứ 4 là Thái sư dưới triều vua Cảnh Thịnh-Nguyễn Quang Toản; bà Bùi Thị Nhạn-em kế của Bùi Đắc Chí-là Chánh cung Hoàng hậu thời vua Quang Trung. Hiện nay, còn một chi phái tộc Bùi (dòng Bùi Đắc Chí) ở An Nhơn-Bình Định.
Theo một số người trong tộc Bùi còn lại ở Xuân Hòa thì số con cháu ngày nay của dòng chính phái là khoảng đời thứ 13,14 tính từ khi thủy tổ vào đất Tây Sơn lập nghiệp. Sau khi triều Tây Sơn suy tàn và biến cố “đào tận gốc, trốc tận rễ” do Gia Long-Nguyễn Ánh chủ trương để trả thù nhà Tây Sơn, cả gia đình Đô đốc Bùi Thị Xuân cũng bị giết một cách tàn độc, con cháu dòng Bùi ở Tây Sơn thời ấy ly tán; tất cả những gì có liên quan như thư tịch, gia phả, di vật đều bị tiêu hủy trong suốt cả 13 đời vua triều Nguyễn sau này nên những gì còn lại đến nay chỉ là các câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Ngay cả ngày sinh của Bùi Thị Xuân cũng chưa thấy tài liệu nào ghi lại, chỉ biết rằng chồng bà mất khi mới 42 tuổi.
Theo sử sách, cả nhà nữ tướng Bùi Thị Xuân bị Gia Long hành hình cùng một ngày, tất nhiên cùng thời điểm đó có hàng trăm tướng lĩnh, quan lại, những người họ hàng, thân tín của Tây Sơn Tam kiệt cũng bị giết chết. Tuy nhiên, việc chôn cất những cựu thần thất thế nhà Tây Sơn bấy giờ như thế nào ít được sách vở đề cập. Riêng trường hợp vợ chồng và con gái Đô đốc Bùi Thị Xuân có một số thông tin chính thức cũng như tin đồn về mộ phần của họ. Đối với Thái phó Trần Quang Diệu, mộ của ông hiện nằm trong khuôn viên nhà thờ tiền hiền làng An Hải (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) cạnh mộ người bạn ông là Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại (cựu thần chúa Nguyễn). Theo giới sử học thì đây là quê ngoại của quan Thái phó vì họ đã tìm được mộ phần của mẹ ông ở gần Ngũ Hành Sơn và gia phả dòng họ Nguyễn nơi này. Sau sự cố nhà Nguyễn trả thù, con cháu tộc Trần thuộc dòng Trần Quang Diệu đã đổi thành họ Nguyễn, nên trên bia mộ của tộc này vẫn còn ghi “sanh vi Nguyễn, tử vi Trần”. Còn mẹ con Bùi Thị Xuân-Trần Bích Xuân, theo lời một vài người trong tộc Bùi ở Tây Sơn thì sau khi bị hành hình đã được một số người thân tín lén đem thi hài về quê chôn cất, nhưng cho đến nay chưa ai xác định được nơi an nghỉ của họ.
Trải qua bao thời gian “bãi bể nương dâu”, công lao to lớn, khí phách anh hùng của Bùi nữ tướng cùng chồng là Thái phó Trần Quang Diệu-những trụ cột của triều đại Tây Sơn ngắn ngủi-vẫn long lanh như viên ngọc sáng chói trong sử xanh và các thế hệ mai sau. Người đời sau vẫn luôn nhắc đến sự can trường của bà khi bị bắt và hành hình. Tương truyền, trước khi đưa ra pháp trường, Nguyễn Ánh nghe danh bà liền sai quân lính dẫn đến để diện kiến. Vua Nguyễn hỏi bà: “Ta với Nguyễn Huệ, chúa công nhà ngươi, hơn kém ở chỗ nào?”. Bà dõng dạc trả lời: “Đem so chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời-nước vũng. Còn nói về đức độ thì Tiên đế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế, như đối với Nguyễn Huỳnh Đức, tôi nhà ngươi. Còn ngươi dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với bậc nghĩa liệt, đã hết lòng vì chúa. Chỗ hơn kém như ban ngày và đêm”. Vua Nguyễn gằn giọng: “Ngươi có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh?”. Bà đáp: “Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân tới đất Bắc Hà”.
Cảm phục tấm lòng trung liệt của bà, nhất là trong trận Trấn Ninh (Quảng Bình) lúc bà phò giá vua Cảnh Thịnh ra Bắc, cùng ba quân tả xung hữu đột với quân nhà Nguyễn, danh sĩ Nguyễn Trọng Trì có viết: “Xuân hàn lãnh khí như tiễn đao/Xuân phong xuy huyết nhiễm chinh bào/Hoàng hôn thành dốc bi già động/Hữu nhân diện tỷ phù dung kiều/Phu cổ trợ chiến Lương Hồng Ngọc/Mộc Lan tòng quân Hoàng Hà khúc/Thùy ngôn cân quắc bất như nhân?/Dĩ cổ phương kim tam đinh túc”. Dịch nghĩa: “Khí xuân lạnh như khí lạnh nơi lưỡi đao bén thoát ra/Gió xuân thổi máu bay đẫm tấm chinh bào/Nơi góc thành tiếng tù và lay động bóng hoàng hôn/Có người dung nhan kiều diễm như đóa hoa phù dung/Thật chẳng khác Lương Hồng Ngọc đánh trống trợ chiến cho ba quân/Và nàng Mộc Lan xông trận nơi sông Hoàng Hà/Ai bảo khăn yếm không bằng người?/Từ xưa đến nay vững vàng thế chân vạc” (theo sách Nhà Tây Sơn).
Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.