Sự thật cây "ngải yêu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những câu chuyện kỳ bí về phép “ngải yêu” lâu nay vẫn được lan truyền ở vùng miền núi xã Tà Vàng (huyện Tây Giang, Quảng Nam), càng thôi thúc chúng tôi tìm về… Dưới lớp sương đại ngàn phủ dày trong đêm lạnh Trường Sơn, tôi quyết tìm thật hư “ngải yêu” như thế nào. Một người ở đây giải thích rằng, đó là một lệ tộc được truyền tụng trong đời sống tinh thần của đồng bào người Cơ Tu.
Đi tìm cây “ngải yêu”
Tôi tìm về làng Tà Vàng trong một ngày cuối tháng 10-2018, tiết trời se lạnh. Bà Alung Hút (90 tuổi), kể rằng: “Cây ngải dùng để bắt người khác yêu mình nhiều hơn thôi, muốn ở bên mình mãi, chứ không có hại người. Ở làng này có nhiều người bỏ bùa ngải để bắt người yêu lắm, nhưng e ngại không ai nói ra được…”.
Theo chỉ dẫn của nhiều người trong làng, tôi tìm gặp bà Ria Thị Điệp, người đàn bà duy nhất ở đây còn lưu trồng loại cây ngải này. Bước qua chiếc cửa hẹp, một chiếc nôi được đặt giữa sàn nhà để tiện tay bà đu đưa đứa cháu 5 tháng tuổi. Cùng đó là một xó bếp đen xỉn, vài thứ đồ đạc đi rừng nằm chen lẫn trong đống gỗ củi bừa bãi…
Bà Điệp chẳng lấy làm ngạc nhiên khi tôi lân la hỏi và muốn nhìn thấy cây ngải bà đang trồng. Một cảm giác gì đó lành lạnh khi nhìn gương mặt già nua đầy góc cạnh hoang dại của bà. Mái tóc được cắt ngắn củn, xơ xác. Đôi mắt đen nhánh nhưng u ám, cùng cái nhìn sâu thẳm khó diễn tả. Tôi cứ quan sát đôi bàn tay của bà đã bị băm vằm những vết cứa cứ đưa đi đưa lại, mà bất giác hình dung những nhọc nhằn về cuộc sống giữa rừng già này. 
Bà Điệp liếc nhìn tôi đầy vẻ bí hiểm. Như không muốn ai trong làng theo cùng, chỉ tôi mới được phép theo bà, nhưng với điều kiện phải “có lộ phí”.
Tôi theo bà lội qua con suối Ma Lơi, băng qua nhiều khúc đường quanh co, gập ghềnh. Bà Điệp năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng bước chân đi rừng của bà thì thanh niên ở đây không ai theo kịp. Dù là người dẫn đường, nhưng bước chân bà đi như gió đẩy về phía trước khiến tôi thỉnh thoảng phải gọi bà ơi ới. 
 
Bà Điệp giữ gìn cây “ngải yêu” của mình như báu vật trong tận rừng sâu. 
Hơn 1 giờ loanh quanh trong rừng, tôi cũng đến được khu rừng trồng cây ngải bí mật của bà Điệp. Nơi đây bốn bề mây núi chập chùng. Bà đặt đầu gậy lồ ô vào một cây thấp lè tè, đưa tay vạch loạt cây dại bao bọc xung quanh. “Ngải yêu” lộ ra là cây nằm sát mép đất, có khoảng 5 lá màu xanh hình lưỡi kiếm nằm lẫn khuất giữa những cây khác. 
Bà nói rất khẽ bằng tiếng Cơ Tu, tôi phải nhờ một người trong đoàn dịch giúp: “Đây là 2 cây ngải ta trồng được, lá ra không hái rồi tự động héo chết, rễ bám đất sống từ năm này qua năm khác thôi. Có mua không thì tao bán cho, về để bỏ bùa trai nó yêu mình”. Bà đưa tay chỉ về hướng ra xa hơn chút, ở đó bà bảo còn được 5 cây ngải nữa…
Chỉ là những câu chuyện kể
Bà Điệp kể rằng: “Nhờ loại cây này mà tao cưới được chồng. Lúc đầu hắn (chồng bà) không thương tao, tao đã bứt lá cây này về để trên đầu nằm của hắn. Nhưng phải bí mật, vì nếu hắn biết sẽ mất tác dụng và thù ghét mình. Rồi nhờ cây ngải này mà hắn thương và tao bắt được chồng”.
Bà Điệp cũng cho hay, bà đã bán lá bùa yêu này cho rất nhiều người. Họ từ Sài Gòn, Hà Nội vào mua. Có người còn quay lại cảm ơn bà vì “đoạt” được người mình yêu. “Chính hai đứa con gái, con trai bà Điệp cũng nhờ thứ lá cây kỳ bí này mà bắt được chồng, được vợ” - bà Điệp nói.
Tôi dạm ngỏ muốn xin một lá, bà dặn dò: “Khi đem lá cây này về, dùng tay chà nát rồi lén bỏ vào túi quần áo, dưới chỗ nằm, hoặc xát lên người “đối tượng” là hắn phải yêu mình. Nhưng mỗi năm phải làm một lần để bùa không bị phai. Nhưng cũng thật thận trọng, nếu không người thân dính vào cũng sẽ phát huy tác dụng, cũng yêu mình thì thật không hay”. Tôi mường tượng và có chút bất ổn. 
 
Cây “ngải yêu” có tên khoa học là ameer, cùng họ với loại cây nghệ, cây gừng.  
Quay lại câu chuyện bà Hút, bà Điệp phân bua rằng: Cũng nhờ cái lá “ngải yêu” của tao, mà bà Hút mới bắt được chồng. Bà Hút có cả thảy ba đời chồng, 10 đứa con, 14 cháu nội ngoại. Người chồng thứ 3 của bà Hút nhỏ hơn bà đến 20 tuổi”.  
Theo tập quán ở đây, “ngải yêu” chỉ truyền cho nữ. Tuy nhiên, bà Điệp vẫn dành “ngải” cho con trai mình bắt vợ, vì bà muốn cô gái kia làm dâu nhà mình. Một câu chuyện khác được già làng ở đây kể: “Những năm sau giải phóng, có 6 thầy cô giáo người Kinh tình nguyện lên đây dạy chữ nhưng không thể tìm được người yêu. Người trong làng đã hái lá ngải cho. Kết quả 6 thầy cô giáo nói trên sau một mùa hè đã tìm được vợ, được chồng”.
Là loại cây ameer, có mùi hương
Theo thạc sĩ dân tộc học Nguyễn Tri Hùng, chuyện “ngải yêu” tập tục tồn tại lâu đời trong cộng đồng dân tộc miền núi. Từ Cơ Tu, Xê Đăng, rồi kéo sang Bhnoong. Loại ngải này có tính gia truyền, chỉ truyền cho con cháu trong nhà, từ đời này sang đời khác.
Cũng theo ông Hùng, do tập tục sống giữa rừng núi thâm sâu, chuyện bùa ngải cứ như là phép màu, là sức mạnh của đồng bào. Nhiều phân tích khoa học chứng minh rằng, những cây bùa ngải mà người đồng bào thường dùng là những cây dược liệu sống trong rừng. Có nhiều loại ngải khác nhau, nhưng chung quy lại có hai tác dụng là ngải dùng để cứu người hoặc hại người.
Riêng chuyện “ngải yêu”, theo giải thích của ông Hùng, có lẽ loại cây ameer cùng với cây gừng, cây nghệ có mùi thơm dễ chịu. Kiểu như mùi hương nước hoa, khiến người ta say đắm nhau, rồi yêu thương nhau thôi.
Rừng chiều đầy âm u. Trên đường theo chân bà Điệp quay trở lại nhà Gươl, tôi đã thả trôi lá “ngải yêu” xin bà lúc nãy theo dòng suối Ma Lơi. Bởi bất giác, tôi nghĩ về những câu chuyện đẹp về tình yêu đang diễn ra đâu đó mỗi ngày ở dưới xuôi. Và có lẽ, những câu chuyện về “ngải yêu” được kể ra từ làng Tà Vàng như đầy xa xôi, hay chỉ là những câu chuyện mua vui được kể thoáng qua trong những buổi lân la trà, rượu… 
Đông Hải (ĐTTCO) 

Có thể bạn quan tâm

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.