Sự khác biệt giữa vaccine cho trẻ em và vaccine cho người lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo nhà miễn dịch học Sophie Lucas, Chủ tịch Viện Duve tại Đại học công giáo Louvain, vaccine Pfizer dành cho trẻ em được bào chế để chứa một lượng tương đương với 1/3 liều lượng dành cho người lớn.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron và sự gia tăng các trường hợp trẻ em mắc COVID-19, Chính phủ Bỉ đang thúc đẩy việc tiêm cho trẻ em lứa tuổi từ 5-11.
Phát biểu với báo giới hôm 3/12, Bộ trưởng Y tế liên bang Frank Vandebroucke cho biết hiện chính phủ đang tiến hành đặt hàng vaccine dành cho trẻ em.
Hội đồng y tế cấp cao và Ủy ban đạo đức sinh học của Bỉ sẽ nhóm họp ngày 16/12 tới để đưa ra quyết định.
Theo nhà miễn dịch học Sophie Lucas, Chủ tịch Viện Duve tại Đại học công giáo Louvain, vaccine Pfizer dành cho trẻ em đã được bào chế để chứa một lượng tương đương với 1/3 liều lượng dành cho người lớn. Vì vậy, liều lượng trẻ em chứa 1/3 lượng RNA thông tin có trong vaccine dành cho người lớn.
Nếu liều lượng thấp hơn ở trẻ 5-11 tuổi thì mối quan tâm trên hết là chỉ số giữa trọng lượng và chiều cao của cơ thể.
Bà Sophie Lucas cho biết trẻ trên 12 tuổi có thể nhận được liều lượng chính xác như người lớn từ 18 tuổi trở lên, bởi vì đã đạt được chiều cao và cân nặng tương đương. Ngược lại, trẻ dưới 12 tuổi thì nhỏ hơn nên liều lượng vaccine thấp hơn để đạt hiệu quả tương tự.
Mặc dù có sự thay đổi về liều lượng song trẻ em sẽ có lịch tiêm chủng giống như người lớn, nghĩa là hai mũi tiêm cách nhau ba tuần.
Liên quan đến liều thứ ba, bà Sophie Lucas cho rằng có thể sẽ có lần tiêm nhắc lại thứ ba sau đó vài tháng nhưng tùy thuộc vào tình hình.
Ngoài ra, cần phải xem xét vaccine sẽ có hiệu lực trong bao lâu đối với trẻ em. Nhà miễn dịch học Sophie Lucas giải thích: "Hiện tại, rất khó để dự đoán thời gian bảo vệ theo nhóm tuổi."
Theo bà, người ta cho rằng những gì xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có thể sẽ giống như ở trẻ em trên 12 tuổi và người lớn trên 18 tuổi. Về cơ bản, không có lý thuyết nào giải thích tại sao khả năng miễn dịch có thể ngắn hơn.
Còn về tác dụng phụ, theo bà Sophie Lucas, trẻ em có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều hơn những người trên 12 tuổi. Trong các nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện cụ thể ở nhóm tuổi này và các tác dụng phụ của vaccine 1/3 liều đã được xem xét thì chúng có bản chất tương tự như những gì thấy ở người lớn.
Do đó, trong phần lớn các trường hợp, đây là những tác dụng phụ nhỏ và nhẹ như đau tại chỗ tiêm, hơi sốt, hoặc nhức đầu... Bà Sophie Lucas khẳng định: "Phản ứng phụ ở trẻ không mạnh hơn ở người lớn. Chúng thậm chí có xu hướng nhẹ hơn một chút vì liều lượng thấp hơn."
Nhà miễn dịch học Sophie Lucas nhấn mạnh: "Chúng ta đang ở trong tình huống đại dịch với một bệnh truyền nhiễm có thể gây nguy hiểm cho người già hoặc những người mắc các bệnh nền. Do đó, khi vaccine đã có sẵn, cần phải triển khai tiêm chủng như một ưu tiên cho những nhóm có nguy cơ này".
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?