Sớm chi trả tiền thưởng cho tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã 4 tháng sau khi nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (VHNT), các văn nghệ sĩ vẫn chưa nhận được số tiền thưởng theo quy định.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 28-9, nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho hay ông đã phản ánh điều này tới Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Nguyễn Văn Hùng. "Chúng tôi không hề được Bộ Tài chính giải thích lý do của sự chậm trễ này. Nếu ách tắc ở đâu thì các bộ phải cùng nhau xử lý ở đó. Đừng để chìm trong im lặng như thế!..." - nhà văn Nguyễn Văn Thọ bức xúc.

Ông Thọ cũng tâm tư khi các văn nghệ sĩ nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT đều đã lớn tuổi, từ trên 70 đến trên 90 tuổi. Theo ông, không nên đối xử với văn nghệ sĩ như thế! "Có nhiều người đã đến tuổi đại thọ, mắc nhiều bệnh tật. Khoản tiền thưởng không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang ý nghĩa lớn lao về tinh thần, danh dự" - nhà văn Nguyễn Văn Thọ bày tỏ.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, cũng xác nhận thời gian qua, nhiều hội viên thắc mắc về việc chậm chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Giải thưởng Nhà nước tặng tác giả Đinh Quang Thành với bộ ảnh “Địch phá, ta cứ đi”. Ảnh: TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Giải thưởng Nhà nước tặng tác giả Đinh Quang Thành với bộ ảnh “Địch phá, ta cứ đi”. Ảnh: TTXVN

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng đã trực tiếp báo cáo Thủ tướng về nội dung này. Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rút gọn thủ tục hành chính, trình Chính phủ cấp tiền khen thưởng cho tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT trong thời gian sớm nhất. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng cho biết đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính, thống nhất xử lý sớm nhất những vấn đề liên quan, bảo đảm chi trả tiền giải thưởng nhanh chóng, kịp thời.

Trước đó, ngày 26-9, Bộ VH-TT-DL nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu bộ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính tại các văn bản trước đó về việc chi trả tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Trên cơ sở đó, hoàn thiện đề xuất, gửi Bộ Tài chính trước ngày 30-9. Bộ Tài chính rà soát, xem xét và đề xuất bố trí kinh phí chi trả tiền thưởng theo đúng quy định, báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 5-10.

Thực hiện chỉ đạo trên, Bộ VH-TT-DL đã gửi danh sách cá nhân được nhận tiền thưởng kèm theo tên đơn vị, cơ quan và dự toán kinh phí bổ sung cho từng đơn vị, cơ quan tương ứng theo phân cấp.

Theo Bộ VH-TT-DL, việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT đã được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tại Nghị định 90/2014, Nghị định 133/2018 và các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế và phản ánh từ các văn nghệ sĩ, dư luận trong những ngày qua, Bộ VH-TT-DL sẽ tiếp tục khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ chi trả tiền thưởng.

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null