Trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 9/9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' giai đoạn 2021-2023.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát động Giải thưởng giai đoạn 2023-2025.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát động Giải thưởng giai đoạn 2023-2025.

Dự Lễ và trao giải thưởng cho các tác giả, nhóm tác giả có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.

Tiếp nối thành công sau 6 lần tổ chức, Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2023, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức, tiếp tục tuyên truyền, động viên, khuyến khích hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Các tác giả được trao giải A.

Các tác giả được trao giải A.

Theo đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam; các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam chỉ đạo cơ quan chức năng, các hội, chi hội ở địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, động viên hội viên, nhân dân tham gia hoạt động sáng tác, quảng bá.

Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương đã tích cực tham mưu cấp ủy chỉ đạo công tác tuyên truyền; động viên đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, nhà báo, cán bộ, đảng viên, nhân dân trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động sáng tác, quảng bá.

Các cơ quan báo chí duy trì các chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề tuyên truyền gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giới thiệu mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả.

Các tập thể cá nhân được khen thưởng thành tích trong hoạt động quảng bá.

Các tập thể cá nhân được khen thưởng thành tích trong hoạt động quảng bá.

Uy tín và sức lan tỏa của giải thưởng được khẳng định với đa dạng loại hình tác phẩm tham gia như báo chí, điện ảnh, kiến trúc, múa, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, sân khấu, văn học, văn nghệ dân gian, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số và xuất bản. Tất cả đã thể hiện cảm xúc chân thực từ trái tim, sự tri ân lịch sử cách mạng, niềm kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khơi dậy động lực học và làm theo Bác trong mỗi việc thường ngày.

Theo Ban tổ chức giải thưởng, 13 hội đồng sơ khảo chuyên ngành đã nhận được 1.292 tác phẩm; 48 hồ sơ thành tích quảng bá của tập thể, cá nhân từ các địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó, có 279 tác phẩm và hồ sơ chuyên ngành báo chí; 163 tác phẩm văn học; 135 tác phẩm văn nghệ dân gian; 115 tác phẩm, ấn phẩm chuyên ngành xuất bản; 110 tác phẩm mỹ thuật.

Các đại biểu dự Lễ trao giải thưởng.

Các đại biểu dự Lễ trao giải thưởng.

Nhiều tác phẩm ở các loại hình văn học, nghệ thuật được đánh giá rất cao về thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật như bức tranh panorama Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, của Công ty TNHH Bảo tồn Di sản Văn hóa, là tác phẩm mang ý nghĩa, giá trị lịch sử, chính trị, văn hóa, có sức thu hút lớn với nhiều đối tượng, góp phần quảng bá du lịch Điện Biên, lan tỏa ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ đến du khách trong nước và thế giới; hay cuốn sách “Từ làng Sen đến Bến Nhà Rồng” của tác giả Trình Quang Phú, xuất bản lần đầu năm 1997 và đã được tái bản 20 lần; “Đất liền và biển cả” thuộc thể loại sân khấu về đề tài quân đội… đều đã tạo ấn tượng tốt đối với độc giả, khán giả nhiều lứa tuổi. Đặc biệt, trong số các tác phẩm, công trình xuất sắc được trao giải có tác phẩm Hồ Chí Minh - những bài viết và những cuộc tranh đấu, của nhà sử học người Pháp Alain Ruscio.

Các hội đồng sơ khảo đã làm việc nghiêm túc, kỹ lưỡng, chặt chẽ, lựa chọn 238 công trình, tác phẩm vào chung khảo. Hội đồng Chung khảo đã thống nhất cao, trao 1 giải Đặc biệt; 11 giải A; 55 giải B; 89 giải C; 82 giải Khuyến khích; khen thưởng 37 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá.

Đồng Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao giải đặc biệt cho đại diện Nhóm tác giả Bức tranh Panorama Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Đồng Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao giải đặc biệt cho đại diện Nhóm tác giả Bức tranh Panorama Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Chúc mừng các tác giả, nhóm tác giả đạt giải, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, lan tỏa nét đẹp văn hóa, nhân lên những việc làm ý nghĩa, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần thực hiện hiệu quả Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, từ đó động viên, phát huy sức mạnh nội sinh của toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc; thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ.

Tại Lễ trao giải thưởng, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đã phát động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2023-2025.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.