Số ca mắc cúm gia tăng, hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỷ lệ người đến khám vì các triệu chứng giống cúm đã lên tới 1.199/100.000 dân và tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng thiếu nhân sự vì một số nhân viên y tế cũng mắc bệnh cúm.

Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động.

so-ca-mac-cum-gia-tangdd.jpg
(Ảnh: Getty images)

Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước.

Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19."

Dữ liệu công bố hằng tuần của Viện Y tế công cộng (Sciensano) cho thấy tỷ lệ người đến khám vì các triệu chứng giống cúm đã lên tới 1.199/100.000 dân. Tỷ lệ này được cho là "đặc biệt cao" và có thể còn cao hơn nữa do dữ liệu chưa đầy đủ.

Các bệnh viện đang phải vật lộn với tình trạng quá tải. Tỷ lệ nhập viện do cúm là 6,6/100.000 dân. Mặc dù con số này giảm nhẹ so với tuần trước, nhưng các bệnh viện vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giường bệnh.

Ông Olivier Rubay, đại diện Bệnh viện Đại học Liège (CHU de Liège), cho biết bệnh viện đang chứng kiến tình trạng quá tải ở tất cả các khoa. Ông cũng nhấn mạnh rằng các bệnh viện đều chật kín bệnh nhân, và việc chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện khác là không khả thi vì tất cả đều đã quá tải.

Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng thiếu nhân sự vì một số nhân viên y tế cũng mắc bệnh cúm. Các nhân viên y tế đang phải làm việc quá sức và chịu nhiều áp lực.

Bác sỹ Julien De Greef, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Saint-Luc ở Brussels, cho biết điều khiến tình hình trở nên đặc biệt khó khăn là chuỗi các loại virus đường hô hấp liên tiếp đã khiến các nhân viên y tế có rất ít thời gian nghỉ ngơi trong vài tuần qua.

Một điều đáng lo ngại khác là virus cúm năm nay có vẻ nguy hiểm hơn. Theo một bác sĩ đa khoa, bệnh nhân thường cần phải điều trị từ 5 đến 6 ngày.

Nghịch lý hiện nay là nhiều người bệnh không thể ở nhà đủ lâu để hồi phục và ngăn chặn sự lây lan của virus. Dù đã có khuyến nghị người bệnh ở nhà để hạn chế dịch bệnh lây lan, nhưng việc thiếu các biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là lao động tự do và những người làm việc không thường xuyên, đang gây khó khăn tài chính cho chính họ. Điều này buộc nhiều người phải đi làm ngay cả khi chưa khỏi bệnh, làm tăng nguy cơ lây lan virus trong cộng đồng.

Trước tình hình này, các chuyên gia y tế kêu gọi người dân nên ở nhà khi bị bệnh, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Theo Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Đón Tết trong những “Ngôi nhà hạnh phúc”

Đón Tết trong những “Ngôi nhà hạnh phúc”

(GLO)- Nhờ sự kết nối nguồn lực xã hội hóa của tổ chức Đoàn-Đội, nhiều thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được đón Tết trong những ngôi nhà mới khang trang, ấm áp. Sự quan tâm của tổ chức Đoàn-Đội đã góp phần động viên thiếu nhi vượt qua khó khăn để nỗ lực vươn lên học tập tốt.

Hoàn thành thi công quốc lộ 19

Hoàn thành tiến độ thi công, phục vụ người dân

(GLO)- Những ngày đầu năm 2025, các đơn vị thi công dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19-đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) đã huy động nhân lực, máy móc gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.

Những cái Tết trên chiến trường

Những cái Tết trên chiến trường

(GLO)- Đã 50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất nhưng ký ức về những cái Tết trên chiến trường, dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù vẫn vẹn nguyên trong tâm khảm các cựu chiến binh. Hồi nhớ về những thời khắc đặc biệt ấy, họ lại rưng rưng cảm xúc.