Sẽ tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho 3 nhóm đối tượng nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin Bộ Y tế đã thống nhất việc tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho 3 nhóm đối tượng, giúp tăng cường miễn dịch phòng bệnh.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư về việc xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4.
Công văn do GS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng ký có nêu ngày 25.4, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin Bộ Y tế đã họp để xem xét các nội dung về việc triển khai tiêm vắc xin, trong đó có tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4).
 
Người từ 50 tuổi trở lên thuộc nhóm đối tượng sẽ tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19. Ảnh: Đậu Tiến Đạt
Người từ 50 tuổi trở lên thuộc nhóm đối tượng sẽ tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19. Ảnh: Đậu Tiến Đạt
Tại cuộc họp, hội đồng đã thống nhất kết luận đối với việc tiêm mũi 4. Trong đó, đối tượng tiêm là người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp).
Vắc xin sử dụng tiêm mũi 4 là vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc xin do Astrazeneca sản xuất; vắc xin cùng loại với mũi 3.
Khoảng cách tiêm ít nhất là 4 tháng sau mũi 3.
Người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3 cần trì hoãn tiêm 3 tháng sau khi mắc Covid-19.
Hội đồng cũng đề nghị Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư rà soát, cập nhật thông tin về mũi 4 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 vắc xin phòng Covid-19 gửi Bộ Y tế.
Trên cơ sở ý kiến kết luận của hội đồng, Cục Y tế dự phòng đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư xây dựng kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 4, hoàn thành trong hôm nay 30.4.
Mũi 4 vắc xin Covid-19 là mũi tiêm tăng cường miễn dịch phòng bệnh Covid-19 cho những người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (2 mũi) và liều nhắc lại (mũi 3).
Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung (đủ 3 mũi) thì được coi là hoàn thành liều cơ bản. Như vậy, với những người này, liều nhắc lại là mũi 4.
(Bộ Y tế)
Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?