Sẽ phân bổ 10 loại vaccine sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trong tháng 1-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi Bộ Y tế ký quyết định phê duyệt giá cụ thể 10 vaccine sản xuất trong nước sử dụng ngân sách trung ương cho chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023, ngày 2-1, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương cho biết đã hoàn thành đặt hàng 10 loại vaccine từ các nhà sản xuất trong nước.

Các loại vaccine trên sau khi tiếp nhận sẽ được nhanh chóng tiến hành phân bổ, chuyển đến các địa phương ngay những ngày đầu tháng 1-2024.

Cụ thể 10 loại vaccine đã được đặt gồm: 1.550.000 liều vaccine phòng Lao (BCG); 1.000.000 liều vaccine viêm gan B; 4.980.000 liều vaccine bại liệt uống (OPV); 1.900.000 liều vaccine sởi; 1.700.000 liều vaccine sởi-rubella; 1.400.000 liều vaccine viêm não Nhật Bản; 1.531.000 liều vaccine phối hợp bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) 1.472.240 liều vaccine uốn ván; 1.377.000 liều vaccine uốn ván-bạch hầu (Td). Số lượng chín loại vaccine này đủ để tiêm chủng bù mũi cho trẻ em chưa được tiêm trong năm 2023 và các trẻ đến lịch tiêm trong 6 tháng đầu năm 2024.

Riêng 549.164 liều vaccine Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp, là vaccine mới sẽ đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi, dự kiến sẽ được triển khai từ Quý II năm nay.

Tiếp nhận vaccine Viêm gan B về kho vaccine Quốc gia. Ảnh nguồn Báo Nhân Dân

Tiếp nhận vaccine Viêm gan B về kho vaccine Quốc gia. Ảnh nguồn Báo Nhân Dân

Trước đó, ngày 15-12-2023, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã tiếp nhận 490.600 liều vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine phối hợp 5 trong 1) có khả năng phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi do Hib, viêm màng não mủ do Hib để triển khai trong tiêm chủng thường xuyên cho các tháng đầu năm 2024.

Theo kế hoạch, trong quý I-2024, sẽ ưu tiên cho trẻ ≥ 2 tháng chưa được tiêm mũi 1 vaccine DPT-VGB-Hib, bao gồm cả trẻ hơn 12 tháng tuổi, trong đó ưu tiên tiêm trước cho nhóm tuổi nhỏ nhất. Tiêm trả mũi 2, mũi ba cho trẻ chưa được tiêm đủ ba mũi vaccine DPT-VGB-Hib gồm cả trẻ hơn 12 tháng tuổi.

Cũng trong quý I/2024, Chương trình tiếp tục tập trung tăng cường quản lý đối tượng, ưu tiên tiêm bù, tiêm trả mũi các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ngay sau khi được cung ứng vaccine.

Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng được tiếp tục tiến hành rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi cho trẻ nhập học mầm non, tiểu học tại trường học cho những trẻ chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi, qua đó giúp thu hẹp khoảng trống miễn dịch tại cộng đồng.

Trong năm 2023, hoạt động này được triển khai trên quy mô nhỏ tại 12 tỉnh, thành của 4 khu vực gồm Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Cần Thơ, Kiên Giang, Lâm Đồng.

Dự kiến đến năm 2024, Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ mở rộng phạm vi triển khai thực hiện rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi cho trẻ nhập học mầm non, tiểu học tại trường học sang 30% số tỉnh thành, từ năm 2025 sẽ triển khai trên toàn quốc.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?