Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.

Cùng đi khảo sát có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Ia Grai Lê Ngọc Quý. Đoàn đã khảo sát thực tế trên dòng sông Pô Cô, lòng hồ thủy điện Sê San 4 và khu làng chài, thác mơ.

1.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thanh Lịch (hàng thứ 2, bìa phải) cùng đoàn công tác khảo sát trên sông Pô Cô. Ảnh: Phương Loan

Báo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai Lê Ngọc ‎Quý cho biết: Ia Grai là địa phương rất giàu tiềm năng, có lợi thế về du lịch của tỉnh. Theo đó, huyện có nhiều thắng cảnh do thiên nhiên ban tặng như: Thác Mơ nằm trên một nhánh của dòng sông Pô Cô. Trên dòng sông có lòng hồ thủy điện lớn nhất tỉnh Gia Lai với 54,4 km2 có 6 đảo lớn nhỏ, đảo lớn nhất có diện tích khoảng 30 ha, được phủ xanh với nhiều cây trái. Giữa lòng hồ có Di tích lịch sử bến đò A Sanh. Hồ có nguồn thủy sản đa dạng, phong phú, nhất là đặc sản cá lăng, cá cơm. Hàng năm, huyện tổ chức thành công Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh, cùng liên hoan văn hóa Cồng chiêng thu hút hàng vạn du khách.

Thời gian qua, UBND huyện đã quan tâm kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội, du lịch trên địa bàn huyện. Trong đó có chủ trương thu hút đầu tư phát triển du lịch khu vực lòng hồ thủy điện sông Sê San (bờ Đông sông Pô Cô).

Để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư các dự án xây dựng theo quy định, UBND huyện Ia Grai đã nghiên cứu các quy định hiện hành, thực hiện xác định ranh giới, đánh giá hiện trạng để tiến hành triển khai lập quy hoạch; quy mô nhiệm vụ và đồ án lập quy hoạch khu du lịch bờ Đông sông Pô Cô huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai tỷ lệ 1/2000 với gần 500 ha thuộc địa phận 2 xã Ia O và Ia Krái.

z6116634432741-071c171b650cebf04d32c48a6d4ee519.jpg
Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-Tranh cúp A Sanh huyện Ia Grai năm 2024. Ảnh: Phương Loan

Sau khi nghe báo cáo của đồng chí Chủ tịch UBND huyện Ia Grai và đi khảo sát thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cho rằng: Để tạo điểm nhấn, sức bật cho ngành du lịch trên địa bàn, huyện Ia Grai cần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; nghiên cứu thu hút, phát triển các dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, kết hợp tham quan trải nghiệm, lấy khách du lịch làm trung tâm, thúc đẩy gia tăng khách du lịch nội địa, thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến khám phá; tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; chú trọng khai thác các giá trị, bản sắc văn hóa.

Cùng với đó, huyện cần phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, đầu tư, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các di sản văn hóa lịch sử như Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Nghé, Bến đò A Sanh. Khai thác, phát huy, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa tiêu biểu gắn với phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Đặc biệt, với diện tích mặt hồ rộng lớn, có nét đặc trưng riêng đây là tiềm năng và lợi thế lớn để Ia Grai khai thác phát triển du lịch trải nghiệm sông nước, mở ra một không gian, tiềm năng mới để phát triển xanh, hiệu quả, bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu thực hiện; hướng dẫn người dân thực hiện các quy định về đăng kiểm các phương tiện giao thông đường thủy đảm bảo đúng quy định trước khi đưa vào khai thác, sử dụng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho biết, trong thời gian sớm nhất sẽ cùng với các sở, ngành có một cuộc khảo sát kỹ trên địa bàn huyện Ia Grai để triển khai việc nâng cấp quy mô tổ chức cấp tỉnh đối với Lễ hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh.

Sau khi thực hiện nâng cấp quy mô tổ chức cấp tỉnh, Lễ hội thuộc tỉnh quản lý, giao cấp huyện là cơ quan thường trực để chủ động tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nội dung, nguồn lực thực hiện và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương biên giới Ia Grai thu hút khách du lịch, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa độc đáo của thuyền độc mộc.

Có thể bạn quan tâm

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.